Tin tức
5 “red flag” phổ biến của văn hoá làm việc độc hại
2022-09-30

Chẳng ai muốn văn hoá độc hại xuất hiện trong tổ chức của mình. Đôi khi, chúng là những dấu hiệu rất nhỏ mà họ không để ý, cho đến khi nhận ra thì sự tiêu cực đã lan toả khắp nơi. Dưới đây là 5 “red flag” phổ biến của văn hoá độc hại, giúp bạn kịp thời nhận biết và điều chỉnh.
Table Of Contents
Thiếu minh bạch
“Bạn biết văn hoá công ty có vấn đề khi bước vào phòng, mọi người đang nói chuyện xôn xao bỗng dưng im bặt. Bạn biết văn hoá công ty có vấn đề khi cửa phòng sếp luôn đóng” – Liz Ryan, Biên tập viên Forbes.
Đừng trở thành một manager ngại đối mặt với nhân viên, bạn cần trò chuyện với team thường xuyên, trong những buổi feedback hoặc 1-on-1. Đây là cơ hội để bạn thấu hiểu mục tiêu của từng thành viên và giúp họ thực hiện hoá tầm nhìn của bạn.
Minh bạch ở đây không chỉ trong công việc, mà còn trong mục tiêu và kỳ vọng của cấp trên và nhân viên.
Xuất hiện những con sói đơn độc
Những con sói đơn độc (lone-wolf) ám chỉ những nhân viên tách bản thân ra khỏi tổ chức, làm việc theo “cách riêng” của họ. Đây có thể là những cá nhân có thành tích nổi bật, nhưng cũng là hiểm hoạ tiềm tàng của tổ chức.
Họ “dạy” các thành viên khác rằng những hành vi/thói quen xấu vẫn được chấp nhận, miễn là đạt được mục tiêu và lôi kéo người khác làm theo.
Cấp quản lý lạm quyền
Lạm quyền chính là thứ ăn mòn văn hoá và huỷ hoại doanh nghiệp nhanh nhất.
Hãy đảm bảo cấp quản lý trong tổ chức của bạn, và cả chính bạn, có được sự tin tưởng từ nhân viên, thay vì dựa vào nỗi sợ để thúc ép họ làm việc.
Lãnh đạo bằng cách làm gương là cách hiệu quả nhất để có được sự tín nhiệm này.
Nhân sự thay đổi thường xuyên
Một người không thích công việc, đồng nghiệp hoặc tổ chức họ đang làm cùng, có xu hướng nghỉ việc cao hơn. Điều này nghe bình thường, nhưng vậy còn chi phí “thay nhân sự”?
Theo SHRM, tỷ lệ nghỉ việc cao do môi trường làm việc độc hại gây thiệt hại cho doanh nghiệp trên toàn thế giới 250 tỷ USD trong 5 năm qua.
Một nghiên cứu khác của Đại học Harvard cho rằng, chi phí của 1 nhân viên độc hại – người làm giảm động lực, hiệu suất làm việc của nhân viên khác và làm tăng tỷ lệ nghỉ việc – là vô cùng lớn. “Doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 12.500 USD nếu tránh hoặc thoát khỏi một cá nhân độc hại”.
Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc giữ chân nhân sự, đó không chỉ đơn giản là công ty có vấn đề về tuyển dụng, mà nguyên nhân có thể sâu xa hơn.
Áp lực lấn át động lực
Khi động lực làm việc của nhân viên là áp lực vì sợ không đủ doanh số, không đạt KPI, và văn hoá “ăn thịt” hay “bị ăn thịt” trở nên phổ biến trong tổ chức, đó là dấu hiệu của một văn hoá độc hại.
Thay vì đe doạ nhân viên để khiến họ làm việc nhiều hơn, hãy tạo động lực làm việc theo cách tích cực và giúp họ phát triển (growth-based).
Nguồn: Curious
Từ khóa
Tin tức liên quan
-
Công tác phí và những lưu ý bạn cần biết đến
Xin đơn công tác, xin công tác phí là những nhiệm vụ mà người lao động (NLĐ) cần thực hiện, đặc biệt đối với những công việc thường xuyên cần đi gặp đối tác, đi công tác nước ngoài,... Tuy nhiên, phần lớn NLĐ vẫn chưa thật sự hiểu rõ, thậm chí chưa biết đến những quy định, điều kiện được hưởng các...
-
Tại sao nhân viên giỏi lại dứt áo ra đi?
Việc duy trì sự cống hiến của những người giỏi nhất tại lĩnh vực họ đang làm trong thời gian dài nhất có thể, là điều lãnh đạo luôn mong muốn, vì dù thế nào thì họ vẫn đang làm đúng chuyên môn của mình. Nhưng chính lúc này, một trong những thành viên chủ lực của bạn có thể đang nghĩ đến việc khăn gói ra đi đấy....
-
Kinh nghiệm xây dựng khung năng lực từ chuyên gia nhân sự
Khung năng lực trong doanh nghiệp đóng vai trò như điểm “huyết mạch” giúp khai phóng năng lực đội ngũ tới mức tối đa với nỗ lực tối thiểu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các nhà quản lý góc nhìn toàn diện trong việc xây dựng khung năng lực nhân sự. Năng lực là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi...
-
6 chính sách lao động – tiền lương có hiệu lực từ tháng 1/2023 người lao động cần lưu ý
Vào những ngày cuối cùng của năm, bên cạnh việc hòa vào không khí vui tươi đón chào năm mới, đối với nhiều người, đây cũng là giai đoạn căng thẳng nhất. Ở thời điểm này, hầu hết mọi người đều quan tâm đến việc mua sắm, chăm lo gia đình, trang trí nhà cửa, đồng thời đối mặt với áp lực công việc khi cần...
-
Đầu tư vào AI – Doanh nghiệp cần biết những gì?
Trong những năm gần đây, công nghệ AI ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rất nhiều vào kinh doanh. Tuy nhiên, lựa chọn áp dụng công nghệ mới vào vận hành không phải là một điều dễ dàng. Nhất là đối với các doanh nghiệp chưa từng sử dụng AI trước đây, có thể nói, rất để khó biết tiềm năng thực...
-
Những vấn đề xoay quanh việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp FDI
Nhân lực luôn là yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp phát triển, đội ngũ nhân lực phải mạnh nghiệp vụ, giỏi chuyên môn. Do đó, khi “chào sân” thị trường Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu về giấy tờ và thuê văn phòng đại diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng...
-
Xây Dựng Nguồn Nhân Lực 4.0: Chuyện dễ mà khó cho HR
Trong thời đại 4.0, một trong những câu hỏi luôn được đặt ra bởi bộ phận nhân sự (HR) là “Để xây dựng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp với đầy đủ những kỹ năng, luôn được cập nhật kiến thức mới, phòng nhân sự (PNS) cần phải làm gì?” Khi nhắc đến vấn đề này, giải pháp được đặt ra chủ yếu vẫn...
-
Tự động hóa cho doanh nghiệp SME
Trước sự thay đổi từng ngày của thị trường, các doanh nghiệp nhỏ phải gồng mình tạo ra sự khác biệt để duy trì lợi thế cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Điều đó khiến việc tự động hóa các quy trình nhân sự ngày càng được chú trọng hơn, trở thành yếu tố cấp thiết hỗ trợ thực hiện các...
-
Thuế GTGT Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết
VAT — value-added tax, còn gọi là Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước...
-
Tính lương và trả lương: Những hình thức bạn cần phải biết
Tiền lương và vai trò của công tác tính lương Bản chất của tiền lương được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động, đồng thời chịu sự chi phối của quy luật kinh tế như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị… Được...