Tin tức

“Chào sân” thị trường Việt Nam – Doanh nghiệp FDI cần chuẩn bị những gì?

2022-11-04

url-copy

Theo Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Việt Nam nằm ở vị trí 19 khi thu hút 16 tỷ USD từ FDI (Foreign Direct Investment) trong năm 2020, đã tăng 5 bậc so với năm 2019 và cao hơn Nhật Bản ở vị trí 20 với 10 tỷ USD. Việt Nam đang dần trở thành một trong những thị trường thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Đông Nam Á vì đây là khu vực có nền kinh tế sôi động, lực lượng lao động dồi dào cùng các chính sách khuyến khích của nhà nước dành cho doanh nghiệp nước ngoài.

Từ những lợi ích trên, có thể thấy, việc thiết lập dự án kinh doanh tại một quốc gia mới là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, đây cũng là thách thức lớn vì đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt từ doanh nghiệp. Vậy khi “chào sân” thị trường Việt Nam, doanh nghiệp FDI cần lưu ý và chuẩn bị những gì?

Doanh nghiệp nước ngoài có thể bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam như thế nào?

Doanh-nghiep-nuoc-ngoai-co-the-bat-dau-kinh-doanh-o-Viet-nam-khi-nao

Bước chân vào một thị trường hoàn toàn mới, việc gặp phải những khó khăn, trở ngại là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để chuẩn bị tốt trước khi đưa ra quyết định đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp cần nắm rõ những lưu ý dưới đây.

Hình thức kinh doanh cho doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp nước ngoài có thể bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp có nghĩa là doanh nghiệp sẽ làm việc cùng với đối tác Việt Nam trong một công ty 100% vốn nước ngoài hoặc một công ty liên doanh. Để có được khoản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, doanh nghiệp cần có giấy phép và trải qua các thủ tục pháp lý theo luật pháp địa phương.

Mặt khác, đầu tư gián tiếp có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mua cổ phần của các công ty tại Việt Nam. Khoản đầu tư gián tiếp sẽ cấp cho doanh nghiệp một vị trí trong quản lý công ty, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công ty Việt Nam.

Cơ cấu kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Sau khi cân nhắc về hình thức kinh doanh, việc lựa chọn cơ cấu kinh doanh phù hợp cũng giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn bắt đầu bước chân vào một thị trường mới. Trên thực tế, dựa trên 2 hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp, doanh nghiệp FDI có thể đưa ra quyết định về cơ cấu kinh doanh, bao gồm:

– Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác;

– Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC (hợp đồng hợp tác kinh doanh).

Những lưu ý khi kinh doanh ở Việt Nam

Nhung-luu-y-khi-kinh-doanh-tai-Viet-nam

Ngoài ra, khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp cần cân nhắc những loại hình không được phép thực hiện tại đây và những loại hình cần bổ sung điều kiện nhất định để hoạt động. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chuẩn bị thật tốt cho kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam.

Theo điều Điều 6, Luật Đầu tư (2020) (LĐT) hạn chế người nước ngoài thực hiện một số hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, doanh nghiệp không thể kinh doanh các hình thức liên quan đến:

– Chất ma túy (quy định tại Phụ lục 1, LĐT);

– Hóa chất độc hại, tiền chất, khoáng sản (quy định tại Phụ lục 2, LĐT);

– Mẫu vật tự nhiên của các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (quy định tại Phụ lục I, CITES và Phụ lục 3, LĐT);

– Mại dâm, buôn bán người hoặc nhân bản các doanh nghiệp liên quan đến con người;

– Kinh doanh liên quan đến pháo nổ;

– Thu hồi nợ

Gần đây, Luật Đầu tư 2021 đã bổ sung thêm ‘đầu tư kinh doanh có điều kiện’ mới trong khi loại bỏ các lĩnh vực như trọng tài thương mại hoặc hậu cần. Đối với các hoạt động ‘đầu tư kinh doanh có điều kiện’, doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế; tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định để có thể tiếp cận thị trường Việt Nam.

Tóm lại, các ‘khoản đầu tư kinh doanh có điều kiện’ này bao gồm:

– Dịch vụ kế toán và kiểm toán

– Dịch vụ đại lý thuế

– Lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hải quan: Dịch vụ đại lý hải quan, Kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan hoặc trạm vận chuyển hàng hóa container

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến chứng khoán

– Bảo hiểm/Tái bảo hiểm/Môi giới bảo hiểm/Đại lý bảo hiểm/Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

– Dịch vụ thẩm định giá

– Các doanh nghiệp tài chính khác: Kinh doanh xổ số, Dịch vụ thu hồi nợ, Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, Trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, Kinh doanh casino

Sau khi tham khảo và nắm rõ các lưu ý trên, doanh nghiệp đã thành công trong bước nghiên cứu thị trường tại Việt Nam. Tiếp theo, để chính thức thành lập, xây dựng hoặc đầu tư công ty tại Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy trình dưới đây.

Các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài (FDI) tại Việt Nam

Cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-Viet-Nam

Bước 1: Tìm địa điểm hợp pháp hoặc thuê văn phòng để đặt trụ sở chính

Đây tưởng chừng như là công việc đơn giản nhất khi thành lập công ty FDI, tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, không phải tất cả các địa điểm, nhà riêng, cao ốc, văn phòng đều có thể sử dụng đăng ký địa chỉ doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này để ngăn ngừa những rủi ro liên quan đến giấy phép kinh doanh.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định để xin phép đầu tư và đăng ký kinh doanh

Bên cạnh những hồ sơ cơ bản cần được chuẩn bị, có một số giấy tờ nước ngoài cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật. Do đó, doanh nghiệp cần nắm được danh sách cũng như yêu cầu pháp lý của từng loại hồ sơ để chuẩn bị chính xác ngay từ đầu. 

Có thể mất vài tháng để xin được giấy phép kinh doanh liên quan đến việc thành lập công ty con/ công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể cần chuẩn bị một hoặc tất cả các giấy phép sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh.

Bước 3: Xây dựng đội ngũ nhân sự

Nhân sự là cốt lõi, là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp nên chú trọng khâu tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khi bắt đầu xây dựng đội ngũ nhân sự cho riêng doanh nghiệp của mình. 

Bước 4: Quản lý các thủ tục tuân thủ định kỳ theo quy định của địa phương

Doanh nghiệp cần kiểm soát việc thực hiện các thủ tục tuân thủ dựa trên hệ thống quản lý nội bộ và quy trình kiểm toán nội bộ. Các thủ tục này bao gồm kê khai các loại thuế, đăng ký hợp đồng lao động, lập bảng lương, BHXH bắt buộc, thủ tục tuân thủ cho người lao động nước ngoài,… 

Để đảm bảo mức độ chính xác của bước này ngay từ thời điểm ban đầu, hạn chế những rủi ro cũng như tiêu tốn những chi phí không đáng có, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ quản trị nhân sự.

Nhóm giải pháp quản trị nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp bạn – terra

Nhom-giai-phap-nhan-su-toan-dien-cho-doanh-nghiep-ban-terra

Được phát triển với mục đích hỗ trợ cộng đồng nhân sự và doanh nghiệp trên toàn thế giới, terra cung cấp nhóm giải pháp quản trị nhân sự, hỗ trợ các doanh nghiệp FDI tối đa khi tiến hành mở rộng thị trường tại Việt Nam.

terra HR System – Hệ thống quản trị nhân sự toàn diện: Nếu doanh nghiệp e ngại mắc phải những sai lầm ở bước 3 hay bước 4, lựa chọn sử dụng phần mềm terra HR System là hoàn toàn chính xác vì mọi bất cập trong công tác nhân sự sẽ được giải quyết triệt để. Với đa dạng các tính năng bao gồm chấm công, tính lương, quản lý dữ liệu nhân sự, nghỉ phép và làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng, hợp đồng lao động, đào tạo,… terra HR System sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp FDI từ những “bước đầu” tham gia vào thị trường Việt Nam.

terra Payroll – Dịch vụ tính lương: Tương tự như terra HR System, terra Payroll là dịch vụ mà doanh nghiệp FDI có thể sử dụng phục vụ cho công tác tính, chi lương, bảo hiểm xã hội,… Tích hợp công nghệ thông qua phần mềm terra HR System, với mức phí cực kỳ hợp lý, có thể nói terra Payroll là giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm vì những khác biệt, khó khăn liên quan đến luật, văn hóa, lao động,… sẽ được terra cùng đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn – thuế – kế toán địa phương hỗ trợ giải quyết.

terra Academy – Nền tảng chia sẻ kiến thức, đào tạo miễn phí: terra Academy có thể trở thành kênh cung cấp những thông bổ ích cũng như cập nhật những đổi mới về chính sách, luật, nhân sự cho doanh nghiệp khi bắt đầu mở rộng kinh doanh tại một đất nước hoàn toàn mới như Việt Nam.

terra hy vọng sẽ trở thành đối tác mang đến những giải pháp quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và phát triển tốt công việc kinh doanh tại Việt Nam.

 

Back Button Trở về trang Tin tức

Từ khóa

Tin tức liên quan

Kết nối Facebook terra

Tìm hiểu thêm về terra

HOT LINE

HOTLINE
028 7102 0608
9:00 – 18:00, thứ 2 – thứ 6

FACEBOOK

Fanpage
Cung cấp các thông tin mới
nhất về terra và quản trị
nhân sự

YouTube

Kênh YouTube
Cung cấp các video hướng dẫn
sử dụng và thông tin quản trị
nhân sự

Thông tin liên hệ

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh

  • +84 28 7102 0608Ext: 101, 102
  • info@vina-payroll.com
  • Tầng 11, tòa nhà TNR Tower, 180 – 192
    Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn
    Thái Bình, quận 1

Văn phòng Hà Nội

  • +84 28 7102 0608Ext: 201
  • info@vina-payroll.com
  • P. 1206, Tầng 12, tòa nhà Indochina Plaza
    Hà Nội, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng,
    quận Cầu Giấy