Tin tức

Hội chứng “nghiện việc” ở giới trẻ: hãy nghỉ ngơi khi còn có thể!

2023-05-29

url-copy

Trong một nền văn hóa khuyến khích sự cầu tiến, để đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định, người lao động thường dành hết thời gian, bao gồm cả thời gian chăm sóc bản thân, để xử lý khối lượng công việc khổng lồ. Hiện tượng này đặc biệt được nhận thấy rõ ràng hơn ở giới trẻ. Nhiều bạn trẻ hiện nay thích được xem là những ‘workaholic’ (người nghiện công việc) bởi cảm giác bận rộn khiến họ thấy mình đang tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội. Thế nhưng đã đến lúc người lao động trẻ cần phải chú ý đến những báo động về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời nhìn nhận lại mối quan hệ giữa mình và công việc.

hoi-chung-nghien-viec-anh-huong-den-the-chat-va-tinh-than

Hội chứng “nghiện việc” ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần

Những người làm việc “toàn” thời gian

Cụm từ “nghiện công việc” (thuật ngữ: Workaholism) lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1971 bởi nhà tâm lý học Wayne Oates. Ông định nghĩa đây là cụm từ được sử dụng để mô tả tình trạng một người với nhu cầu làm việc ngoài kiểm soát. Nghiện việc là một tình trạng phức tạp, trong đó một cá nhân phát triển tâm lý, tình cảm và xã hội phụ thuộc vào công việc. Những “workaholic” luôn nghĩ cách để dành thời gian cho công việc nhiều nhất có thể. Họ luôn bị ám ảnh và mang cảm giác tội lỗi mỗi khi rời khỏi không gian làm việc hay dành thời gian vui chơi, nghỉ dưỡng.

Hội chứng nghiện công việc hiện nay ngày càng phổ biến hơn ở giới trẻ, đặc biệt là những người cầu toàn, theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Cảm giác kiệt quệ về thể chất, cảm xúc và tinh thần vì công việc là điều đã trở nên quá đỗi bình thường đối với những người trẻ tuổi. Chúng ta phớt lờ sự thật rằng chúng ta mượn số giờ ngủ để làm thêm giờ, và thậm chí quên đi việc chăm sóc bản thân. Theo các nhà nghiên cứu trong dự án tìm hiểu chứng nghiện công việc toàn cầu, 1/5 người lao động bị nghiện công việc. Ông Pawel Atroszko, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Gdansk, Ba Lan, nhận xét: “Nếu so sánh với những chứng nghiện đã được biết từ lâu, ví dụ như nghiện đánh bạc hay trò chơi điện tử, nghiện công việc phổ biến hơn rất nhiều”. Hiện tượng này kéo theo hệ quả là gần một nửa số người thuộc thế hệ thiên niên kỷ đã rời bỏ công việc vì lý do sức khỏe tâm thần. Và các chẩn đoán trầm cảm đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn đối với thế hệ thanh niên so với bất kỳ nhóm tuổi nào khác.

Vì sao ta nghiện làm việc?

Mặc dù hiện tượng nghiện công việc (workaholism) đã được nghiên cứu gần 45 năm qua, nhưng thời đại kỹ thuật số ngày nay đã đặt ra một số vấn đề mới. Công nghệ – như điện thoại, và máy tính – đã tạo cơ hội làm việc ở mọi nơi, mọi lúc và đối với một số người, điều đó có nghĩa là họ cần phải tận dụng hết cơ hội để làm việc toàn thời gian.

ly-do-khien-ban-nghien-cong-viec

Lý do khiến bạn nghiện công việc

Một trong những lý do khiến chứng nghiện công việc ngày càng phổ biến chính là vì người làm việc quần quật, thường xuyên tăng ca lại hay được tuyên dương cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, họ còn trở thành hình mẫu lý tưởng để các nhân viên khác phấn đấu, nỗ lực làm việc. Việc không thể rời khỏi công việc mới đầu tưởng như làm tăng năng suất. Nhưng sau một thời gian, hiệu quả công việc bị giảm và các mối quan hệ tan vỡ. Áp lực công việc ngày càng chất chồng và cuối cùng, chứng nghiện làm việc có thể làm tăng những mối nguy hại đến sức khoẻ và góp phần dẫn đến tử vong sớm. Bởi vì không nhận ra điều này, phần lớn dân văn phòng đã ngộ nhận làm việc quá sức là một ưu điểm hơn là một vấn đề cần được giải quyết, từ đó tạo điều kiện cho nó tiếp tục tồn tại và lan rộng. 

Giải pháp nào cho những “workaholic”?

Chứng nghiện việc hoàn toàn có thể điều trị được, miễn là bạn nhận ra vấn đề của mình. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện để thoát khỏi chứng nghiện việc và có một cuộc sống cân bằng hơn:

Đặt thời gian dừng cho công việc và tuân thủ đúng

dat-thoi-gian-dung-cho-cong-viec-va-tuan-thu-dung

Đặt thời gian dừng cho công việc và tuân thủ đúng

Bạn cần đặt ra khoảng thời gian làm việc nhất định trong ngày và tuân thủ đúng thời gian biểu đã đặt sẵn. Điều này giúp bạn làm quen với việc giải lao, thư giãn đầu óc khi hết giờ làm việc. Đối với những người bị nghiện việc thì đây thường là bước khó khăn nhất nhưng bạn hãy nhớ rằng mình có thể làm việc thông minh – hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian cống hiến hơn.

Một người nghiện công việc có xu hướng nghĩ rằng thời gian quyết định tới hiệu quả công việc. Tuy nhiên, thực tế là nếu công việc đó có thể thực hiện trong thời gian ngắn hơn với hiệu quả tốt hơn thì đấy mới là lựa chọn tốt nhất. Vì vậy, bạn nên đặt ra thời gian giới hạn cho bản thân để nâng cao hiệu quả công việc.

Lên lịch cho các hoạt động sau khi tan làm

len-lich-cho-cac-hoat-dong-sau-khi-tan-lam

Lên lịch cho các hoạt động sau khi tan làm

Bạn có thể lên kế hoạch đi dạo, viết nhật ký, thiền hoặc ăn tối với mọi người sau giờ làm việc. Việc tạo ra một thói quen mới sẽ giúp bạn quên đi sự ám ảnh của công việc ở cơ quan. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm thấy sở thích phù hợp với bản thân. Khi tham gia những hoạt động đó, bạn sẽ bị phân tâm, không còn nhớ tới công việc nữa.

Dành thêm thời gian cho gia đình và bạn bè

danh-them-thoi-gian-cho-gia-dinh-va-ban-be

Dành thêm thời gian cho gia đình và bạn bè

Bạn nên sắp xếp thời gian biểu cho mình vào đầu ngày để không bị quên. Sau đó, khi hết giờ, bạn hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè để hàn gắn các mối quan hệ. Đồng thời, bạn bè và người thân cũng giúp bạn có thể thư giãn, nghỉ ngơi, không bị ám ảnh với việc phải cắm đầu vào hoàn thành công việc.

Nhờ tới bác sĩ tâm lý

nho-toi-bac-si-tam-ly

Nhờ tới bác sĩ tâm lý

Các bác sĩ tâm lý trao đổi với bạn để hiểu hơn về nhu cầu làm việc của bạn, giúp bạn giảm thiểu tác động của việc phải cống hiến quá sức cho công việc. Nếu bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế, họ cũng sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch trị liệu phù hợp nhất.

 

Những người thành công biết rằng thời gian của họ là quý giá nhưng họ không hoàn toàn dành cho công việc mà còn tham gia những hoạt động bên ngoài. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ giúp mỗi người hạnh phúc hơn, tràn đầy năng lượng để đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.

Back Button Trở về trang Tin tức

Từ khóa

Tin tức liên quan

Kết nối Facebook terra

Tìm hiểu thêm về terra

HOT LINE

HOTLINE
028 7102 0608
9:00 – 18:00, thứ 2 – thứ 6

FACEBOOK

Fanpage
Cung cấp các thông tin mới
nhất về terra và quản trị
nhân sự

YouTube

Kênh YouTube
Cung cấp các video hướng dẫn
sử dụng và thông tin quản trị
nhân sự

Thông tin liên hệ

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh

  • +84 28 7102 0608Ext: 101, 102
  • info@vina-payroll.com
  • Tầng 11, tòa nhà TNR Tower, 180 – 192
    Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn
    Thái Bình, quận 1

Văn phòng Hà Nội

  • +84 28 7102 0608Ext: 201
  • info@vina-payroll.com
  • P. 1206, Tầng 12, tòa nhà Indochina Plaza
    Hà Nội, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng,
    quận Cầu Giấy