Tin tức
Muốn nghỉ phép không lương để đi du lịch, học tập hoặc dành thời gian cho gia đình, làm thế nào để xin sếp đây?
2022-10-11

Bạn muốn xin nghỉ một thời gian để tham gia nghiên cứu, đi du lịch dài ngày hoặc dành thời gian cho gia đình – nhưng không có những ngày nghỉ phép để trang trải thời gian? Làm thế nào để bạn yêu cầu sếp và bộ phận nhân sự cho nghỉ việc không lương? Mục đích nghỉ có cần liên quan đến công việc không? Điều gì khiến cấp trên nhận thấy trường hợp của bạn đặc biệt hơn các nhân viên khác và sẽ sẵn sàng phê duyệt yêu cầu nghỉ phép?
Table Of Contents
- 1 Lời khuyên của chuyên gia
- 1.1 Biết giá trị của bạn và rủi ro
- 1.2 Xác định mục tiêu của bạn
- 1.3 Tìm hiểu thử những trường hợp đã xảy ra
- 1.4 Xem xét đến các phản đối tiềm năng
- 1.5 Trình bày những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được
- 1.6 Chọn đúng thời điểm nhưng phải linh hoạt
- 1.7 Hãy sẵn sàng cho câu trả lời “không đồng ý” – hoặc “đồng ý”
- 2 Ví dụ 1: Tập trung vào đam mê của bạn
- 3 Ví dụ 2: Dựa vào giá trị của bạn
Lời khuyên của chuyên gia
Ở hầu hết các công ty, nếu bạn muốn xin kéo dài thời gian nghỉ phép, bạn cần thực hiện một cách tế nhị. Jeff Weiss, tác giả của HBR Guide to Negotiating và là chủ tịch của Đại học Lesley cho biết: “Ở một số khía cạnh, việc này còn phức tạp hơn đàm phán lương. Bạn phải đặc biệt cẩn trọng và “sáng tạo” vì yêu cầu nghỉ phép của bạn có thể không nằm trong chính sách đã nêu của công ty.” Denise Rousseau, giáo sư tại Carnegie Mellon’s Tepper School of Business và là tác giả của I-Deals: Idiosyncratic Deals Workers Bargain for Themselves, cho biết: “Mọi người xin phép nghỉ không lương rất nhiều, và họ hoàn toàn có thể nhận được phê duyệt”. Do đó, dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia về cách xin nghỉ phép không lương thành công.
Biết giá trị của bạn và rủi ro
Trước khi thực hiện yêu cầu, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu giá trị mà bạn mang lại cho tổ chức. Bạn sẽ dễ dàng đạt được thành công trong cuộc đàm phán này nếu người quản lý biết được tầm quan trọng của bạn. Đồng thời, nếu bạn là người không thể thiếu trong công ty, họ có thể sẽ phải do dự, suy nghĩ về phản ứng, thái độ của bạn khi nhận được phản hồi. Suy ngẫm về bất kỳ mục tiêu dài hạn nào mà công ty có thể đặt ra cho bạn và chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi bạn vắng mặt – ảnh hưởng theo hướng tích cực hay tiêu cực. Ngoài ra, hãy cân nhắc những rủi ro cá nhân có thể xảy ra khi bạn nghỉ phép.
Xác định mục tiêu của bạn
Đây là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng. Weiss nói: “Hãy đề cập đến mức độ chi tiết của những gì bạn kỳ vọng đạt được”. Bạn có hy vọng đạt được các kỹ năng cụ thể không? Bạn có đang cần phải tránh khỏi tình trạng bị quá tải trong công việc? Rousseau nói: “Tôi thấy rằng nhiều người thành công hơn khi họ coi việc nghỉ không lương là cơ hội để phát triển, bởi vì đó được xem là giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho người sử dụng lao động.”
Tìm hiểu thử những trường hợp đã xảy ra
Tìm hiểu xem có ai trong công ty hoặc bộ phận của bạn đã xin nghỉ phép với lý do tương tự hay không. “Một phần trong quá trình chuẩn bị của bạn là đặt ra những câu hỏi,‘ Việc này đã được thực hiện trước đây chưa? Tại sao những trường hợp đó đã được/không được chấp thuận?’” Rousseau nói. Liên hệ với các đồng nghiệp trong ngành để hiểu chi tiết cụ thể về các trường hợp đã thỏa thuận thành công mà bạn đã nghe nói đến, hoặc kín đáo hỏi bộ phận nhân sự xem có bất kỳ chính sách nào của công ty cho phép nghỉ không lương không. Bạn cũng đừng nên nản lòng nếu không thể tìm thấy những trường hợp tương tự mình. Chỉ vì không có ai ở công ty của bạn nghỉ việc không lương trước đây không có nghĩa là yêu cầu của bạn sẽ không được chấp thuận.
Xem xét đến các phản đối tiềm năng
Weiss cho biết sẽ có rất nhiều lý do để những người ra quyết định từ chối. “Hãy suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu và những lo lắng, quan tâm của người mà bạn đang dự định đàm phán về vấn đề này.” Họ sẽ có những do dự gì? Sếp của bạn có lo ngại rằng trường hợp này sẽ tạo ra một “tấm gương xấu” cho các nhân viên khác không? Cấp trên có lo ngại rằng bạn sẽ không bao giờ quay lại không? Sau đó, hãy xem xét cách bạn sẽ phản ứng với những phản đối đó.
Trình bày những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được
Hãy ngồi xuống với sếp của bạn và giải thích, đồng thời chuẩn bị với một kế hoạch có thể thương lượng, giải đáp lý do tại sao sự chấp thuận từ sếp có thể mang lại lợi ích cho tổ chức. Bạn có thể phác thảo các kỹ năng hoặc ý tưởng mới mà bạn sẽ quay trở lại thực hiện sau khi nghỉ phép, hoặc các kết nối nghề nghiệp. Nếu bạn cần xả hơi, hãy giải thích lý do tại sao việc nghỉ phép sẽ giúp bạn cải thiện hiệu suất bạn trở lại với công việc. Một số nhà quản lý hiểu rằng những thỏa thuận này thực sự có thể giúp “cung cấp thêm lộ trình duy trì cho một số nhân viên,” Rousseau nói.
Chọn đúng thời điểm nhưng phải linh hoạt
Nếu có thể, hãy dành thời gian cho cuộc trò chuyện này khi người quản lý của bạn cảm thấy tích cực về bạn và hiệu suất mà bạn đạt được – có thể ngay sau một buổi đánh giá thành công hoặc sau khi bạn đã đạt được thành tích mang lại lợi ích lớn cho công ty. Nên lưu ý chọn thời điểm xin nghỉ để giảm thiểu ảnh hưởng khác đến luồng công việc. Weiss nói: “Nên hạn chế xin nghỉ khi sắp có một đơn hàng lớn, một dự án mới, một sự thay đổi nhân sự hoặc một quá trình chuyển đổi khác.”
Hãy sẵn sàng cho câu trả lời “không đồng ý” – hoặc “đồng ý”
Không phải mọi cuộc đàm phán đều sẽ mang lại lợi ích cho bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần cho bất kỳ phản hồi nào bạn có thể nhận được. Hãy duy trì lối suy nghĩ thoáng – và đừng ngại bởi những phản hồi này.
Để hiểu rõ hơn về các trường hợp này, dưới đây là một vài ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo.
Ví dụ 1: Tập trung vào đam mê của bạn
Paul Ronto, giám đốc tiếp thị tại trang web review giày RunRepeat.com, rất đam mê đi bè trên sông và nhiều năm trước, anh đã đặt mục tiêu cho chuyến du ngoạn sông Colorado, Grand Canyon kéo dài từ ba đến bốn tuần. Vào thời điểm đó, anh làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận, tập trung vào việc giúp đỡ các cựu chiến binh bị thương và thanh thiếu niên có nguy cơ hoặc khuyết tật. Mặc dù tại đây có chính sách nghỉ phép cho nhân sự rất hợp lý, anh ấy vẫn không có đủ thời gian nghỉ ngơi.
Trước đây, anh đã bỏ qua chuyến đi vì công việc, nhưng lần này anh ấy thực sự muốn đi. Vì vậy, sau khi phân tích một sốvấn đề về rủi ro và giá trị của mình, anh ta quyết định thực hiện ước mơ của mình. “Chuyến đi này quan trọng với tôi đến mức tôi sẽ bỏ việc nếu họ không đồng ý yêu cầu, nhưng tôi nghĩ rằng khoảng thời gian cần thiết để tuyển dụng nhân sự mới cho vị trí của mình sẽ không hề xứng đáng so với việc công việc bị gián đoạn từ ba đến bốn tuần,” anh ấy giải thích.
Khi nói chuyện với người quản lý, giám đốc điều hành và nhân viên nhân sự, anh ấy tập trung vào mục tiêu của mình. “Chúng ta là một công ty hoạt động dựa trên niềm đam mê, vì vậy tôi chỉ đi theo đam mê của mình,” anh giải thích.
Nhưng anh ấy cũng đã có một kế hoạch cụ thể, đó là tình nguyện làm việc thêm ngày trước chuyến đi trong kỳ nghỉ Giáng sinh kéo dài hai tuần của tổ chức trong khi mọi người nhận điện thoại từ các mạnh thường quân, thu thập thư và xử lý séc. “Tôi sẵn sàng chi trả phần lớn thời gian nghỉ vào lễ Giáng sinh cho chuyến đi của tôi,” anh giải thích. Anh ấy đề nghị rằng anh ấy cũng sẽ phối hợp với giám đốc nhân sự để nghỉ những ngày phép không lương.
Các ông chủ của Paul đã đồng ý với đề xuất này. “Họ hiểu rằng chuyến đi này là một niềm đam mê thực sự của tôi và sẽ có lợi cho họ nếu để tôi đi, bởi vì tôi sẽ có thêm động lực làm việc khi trở lại,” anh nói. Và anh ấy đã thực hiện được, “Cuối cùng, chuyến đi thật tuyệt vời, nó đã thay đổi cuộc đời tôi”.
Công ty hiện tại của Paul có thời gian nghỉ không giới hạn và anh ấy thực sự sẽ trở lại Grand Canyon vào tháng 3 sắp tới. “Lần này thậm chí không cần phải dè chừng, Giám đốc điều hành đã khuyến khích tôi đi!”
Ví dụ 2: Dựa vào giá trị của bạn
Matthew Ross là đồng sở hữu và COO của RIZKNOWS và The Slumber Yard, điều hành nhiều tài sản internet. Khi một trong những nhân viên liên hệ anh ấy vào năm ngoái với đề nghị được nghỉ việc 8 tuần, anh ấy ban đầu đã do dự.
“Tôi thường không cho phép một nhân viên nghỉ thời gian dài như vậy,” nhưng nhân viên đó đã đưa ra một “chiến lược” cho kỳ nghỉ của mình. Anh ấy bắt đầu bằng cách lưu ý rằng anh ấy là một trong những nhân viên có hiệu suất cao nhất của công ty trong hai năm trước đó, điều này khiến Matt “sẵn sàng suy nghĩ linh hoạt hơn một chút”.
Sau đó, nhân viên “đưa ra động cơ của mình cho chuyến đi.” Anh ấy đã đi du lịch thay mặt cho một tổ chức nhân đạo và sẽ làm việc ở một số ngôi làng châu Phi. Đó là lý do mà Matt và đối tác kinh doanh của anh ấy muốn hỗ trợ và đề nghị đóng góp cho tổ chức phi lợi nhuận này. Cuối cùng, và quan trọng nhất đối với Matt, nhân viên này “tình nguyện đào tạo các nhân viên khác để đảm đương trách nhiệm của anh ta trong thời gian nghỉ phép.”
Matt và đối tác kinh doanh của anh quyết định cho phép nhân viên ấy nghỉ. Nhưng họ có một quy định: “Chúng tôi nói với anh ấy rằng anh ấy sẽ phải cố gắng nỗ lực hơn trong công việc khi trở về sau chuyến đi,” Matt nói. Nhân viên đã đồng ý. Anh ấy “đảm bảo với tôi rằng anh ấy sẽ cố gắng vượt hơn cả kỳ vọng của công ty khi anh ấy trở lại,” và anh ấy đã thực hiện tốt lời hứa.
Từ khóa
Tin tức liên quan
-
Công tác phí và những lưu ý bạn cần biết đến
Xin đơn công tác, xin công tác phí là những nhiệm vụ mà người lao động (NLĐ) cần thực hiện, đặc biệt đối với những công việc thường xuyên cần đi gặp đối tác, đi công tác nước ngoài,... Tuy nhiên, phần lớn NLĐ vẫn chưa thật sự hiểu rõ, thậm chí chưa biết đến những quy định, điều kiện được hưởng các...
-
Tại sao nhân viên giỏi lại dứt áo ra đi?
Việc duy trì sự cống hiến của những người giỏi nhất tại lĩnh vực họ đang làm trong thời gian dài nhất có thể, là điều lãnh đạo luôn mong muốn, vì dù thế nào thì họ vẫn đang làm đúng chuyên môn của mình. Nhưng chính lúc này, một trong những thành viên chủ lực của bạn có thể đang nghĩ đến việc khăn gói ra đi đấy....
-
Kinh nghiệm xây dựng khung năng lực từ chuyên gia nhân sự
Khung năng lực trong doanh nghiệp đóng vai trò như điểm “huyết mạch” giúp khai phóng năng lực đội ngũ tới mức tối đa với nỗ lực tối thiểu. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các nhà quản lý góc nhìn toàn diện trong việc xây dựng khung năng lực nhân sự. Năng lực là yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi...
-
6 chính sách lao động – tiền lương có hiệu lực từ tháng 1/2023 người lao động cần lưu ý
Vào những ngày cuối cùng của năm, bên cạnh việc hòa vào không khí vui tươi đón chào năm mới, đối với nhiều người, đây cũng là giai đoạn căng thẳng nhất. Ở thời điểm này, hầu hết mọi người đều quan tâm đến việc mua sắm, chăm lo gia đình, trang trí nhà cửa, đồng thời đối mặt với áp lực công việc khi cần...
-
Đầu tư vào AI – Doanh nghiệp cần biết những gì?
Trong những năm gần đây, công nghệ AI ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rất nhiều vào kinh doanh. Tuy nhiên, lựa chọn áp dụng công nghệ mới vào vận hành không phải là một điều dễ dàng. Nhất là đối với các doanh nghiệp chưa từng sử dụng AI trước đây, có thể nói, rất để khó biết tiềm năng thực...
-
Những vấn đề xoay quanh việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp FDI
Nhân lực luôn là yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp phát triển, đội ngũ nhân lực phải mạnh nghiệp vụ, giỏi chuyên môn. Do đó, khi “chào sân” thị trường Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu về giấy tờ và thuê văn phòng đại diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng...
-
Xây Dựng Nguồn Nhân Lực 4.0: Chuyện dễ mà khó cho HR
Trong thời đại 4.0, một trong những câu hỏi luôn được đặt ra bởi bộ phận nhân sự (HR) là “Để xây dựng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp với đầy đủ những kỹ năng, luôn được cập nhật kiến thức mới, phòng nhân sự (PNS) cần phải làm gì?” Khi nhắc đến vấn đề này, giải pháp được đặt ra chủ yếu vẫn...
-
Tự động hóa cho doanh nghiệp SME
Trước sự thay đổi từng ngày của thị trường, các doanh nghiệp nhỏ phải gồng mình tạo ra sự khác biệt để duy trì lợi thế cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Điều đó khiến việc tự động hóa các quy trình nhân sự ngày càng được chú trọng hơn, trở thành yếu tố cấp thiết hỗ trợ thực hiện các...
-
Thuế GTGT Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết
VAT — value-added tax, còn gọi là Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước...
-
Tính lương và trả lương: Những hình thức bạn cần phải biết
Tiền lương và vai trò của công tác tính lương Bản chất của tiền lương được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động, đồng thời chịu sự chi phối của quy luật kinh tế như quy luật cung – cầu, quy luật giá trị… Được...