Tin tức

Những lưu ý khi deal offer với ứng viên

2023-04-03

url-copy

Đưa ra những yêu cầu, đề nghị, thỏa thuận (Deal offer) với ứng viên được xem là bước quan trọng cuối cùng trong quá trình tuyển dụng nhân sự của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của ứng viên trong suốt thời gian làm việc, mà còn liên quan đến chất lượng nhân sự của công ty. Trong vai trò là một nhà tuyển dụng, nếu bạn là một HR hay doanh nghiệp đang muốn chuẩn bị thật tốt cho buổi deal offer, mời bạn đọc qua những lưu ý trong bài viết dưới đây.

Deal offer được hiểu là quá trình đàm phán các vấn đề về lương bổng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, khả năng làm việc từ xa… chính thức giữa ứng viên và nhà tuyển dụng thông qua buổi phỏng vấn. Mục đích cuối cùng của quá trình này là đi đến thỏa thuận hợp tác thành công, đôi bên cùng đạt được những quyền lợi nhất định. Theo đó, ứng viên sẽ được đáp ứng các mong muốn xứng đáng với năng lực và vị trí công việc của mình và bạn – phía nhà tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ sẵn lòng đáp ứng các nguyện vọng của ứng viên.

Vậy làm thế nào để việc deal offer được diễn ra thuận lợi? Trước khi tìm hiểu những bí quyết để thành công deal offer với ứng viên, hãy tìm hiểu về các lý do mà ứng viên từ chối những yêu cầu, thỏa thuận từ doanh nghiệp. Một số lý do thường gặp có thể đến từ việc:

        Ứng viên có offer khác tốt hơn

        Mức lương offer chưa đủ tốt để họ lựa chọn

        Vị trí được offer chưa thực sự đúng với kỳ vọng của ứng viên

        Thông tin offer không rõ ràng, chưa đầy đủ thông tin để ứng viên nhận lời

        Chưa nhìn thấy rõ cơ hội phát triển khi nhận offer

        Sau buổi phỏng vấn, ứng viên vẫn còn băn khoăn về môi trường, văn hoá, quan điểm của lãnh đạo, tính chất công việc…

        Yếu tố khách quan: nhà xa, thời gian làm việc khó đáp ứng lâu dài…

Có thể thấy, đa số lý do khiến ứng viên từ chối offer không đến từ hoàn cảnh cá nhân hay  từ yêu cầu công việc, mà đến từ sự thất bại trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa nhà tuyển dụng và ứng viên: thông tin lương bổng chưa thỏa đáng; thông tin vị trí, cơ hội công việc không rõ ràng; thông tin về môi trường làm việc chưa cụ thể… Vậy nên, để trở thành một nhà tuyển dụng thành công trong công cuộc thỏa thuận với ứng viên, có các lưu ý cần phải được xem xét như sau:

Tổng hợp thông tin phỏng vấn trước buổi  phỏng vấn

Thông tin phỏng vấn là những thông tin đánh giá năng lực, kinh nghiệm, điểm mạnh và hạn chế của ứng viên. Các thông tin này sẽ giúp ích cho việc xem xét, đánh giá năng lực làm việc, thái độ ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống… cũng như mức độ phù hợp với yêu cầu công việc của ứng viên, để đưa ra quyết định tuyển dụng thích hợp nhất.

Việc tổng hợp thông tin phỏng vấn trước buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do quản lý (hoặc lãnh đạo) đưa ra các đề xuất về mức lương cơ bản cho ứng viên, cũng như giúp bạn có cơ sở để đề ra các câu hỏi liên quan đến cơ hội mà ứng viên có được khi nhận offer này. Trong trường hợp bạn nhận thấy mức lương quản lý (hoặc lãnh đạo) đưa ra thấp hơn thị trường hoặc thấp hơn quá nhiều so với năng lực và mong muốn của ứng viên, thì bạn có thể tư vấn cho quản lý (hoặc lãnh đạo) để đưa ra 2 mức lương: mức lương phù hợp và mức lương cao nhất có thể offer được, để chủ động đề xuất với ứng viên.

Xác định rõ những điều ứng viên “hiện có” và “mong muốn”

Mỗi người đều có sở trường và sở đoản riêng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu các điểm mạnh và điểm yếu hiện có của từng ứng viên. Gợi ý: hãy hỏi những công việc mà ứng viên không thích làm, bởi chúng ta sẽ hiếm khi làm tốt những việc mà mình không yêu thích, và hãy hỏi mục tiêu lớn nhất trong công việc của ứng viên, vì với mỗi mục tiêu khác nhau, mỗi người sẽ có những động cơ làm việc khác nhau. Từ đây, các mặt hạn chế và thế mạnh của ứng viên sẽ dần được bộc lộ.

Trong quá trình phỏng vấn, hãy lắng nghe kỹ những gì ứng viên “muốn”, ví dụ như các yêu cầu về lương thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, khả năng làm việc từ xa… Việc nhận ra “khoảng chênh lệch” giữa điều ứng viên “hiện có” và điều ứng viên “mong muốn” sẽ giúp bạn có thể đưa ra những đề xuất hợp lý, hấp dẫn để “chiêu hiền đãi sĩ” cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Làm rõ vị trí, nhiệm vụ và cơ hội công việc của ứng viên

Bạn cần phải hiểu rõ vị trí, nhiệm vụ và cơ hội công việc mà ứng viên sẽ đảm nhiệm, để có thể đề xuất mức lương, cũng như đáp ứng các nhu cầu phù hợp với công việc cho ứng viên. Nhiều ứng viên mong muốn được offer theo năng lực mà bỏ qua một điều rằng sự trả công của công ty còn tính theo khối lượng công việc mà ứng viên đảm nhận, và những cơ hội khác – thứ vốn khó thể quy đổi thành tiền mà ứng viên nhận được khi đảm nhiệm vị trí đó. Vậy nên, với vai trò là người tuyển dụng, bạn cần trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm… liên quan đến vị trí ứng tuyển tương ứng, để ứng viên nắm rõ các nhiệm vụ cần thực hiện, cũng như các cơ hội, triển vọng công việc có thể nhận được.

Trực tiếp trong việc trao đổi offer

Có 3 điều cần được nói trực tiếp sẽ thể hiện rõ được thành ý của người nói cũng như cảm nhận rõ được phản ứng của đối phương đó là: lời xin lỗi, lời cảm ơn và lời chúc mừng. Việc đàm phán công việc (deal offer) cũng mang ý nghĩa như thế. Có nhiều hình thức để deal offer, nhưng thay vì nhắn tin hay gửi mail, bạn hãy gọi điện hoặc liên hệ gặp mặt trực tiếp ứng viên để thể hiện rõ thành ý “chiêu mộ” của mình và cảm nhận rõ phản ứng của ứng viên trước những đề nghị tương ứng.

Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu

Sau khi chia sẻ về thông tin offer, bạn phải luôn ở trong tâm thế sẵn sàng lắng nghe phản hồi của ứng viên để nắm bắt tâm lý, tâm tư nguyện vọng của họ. Trường hợp ứng viên đồng ý offer, bạn cần soạn lại thông tin tóm tắt để gửi ứng viên xác nhận qua phương tiện  trao đổi trước đó. Sau đó, gửi offer chính thức qua email. Trường hợp ứng viên cần thời gian suy nghĩ, hãy trao đổi, chia sẻ để ứng viên mở lòng, tìm rõ nguyên nhân vấn đề và tư vấn cho ứng viên thêm thông tin để cân nhắc thêm. Đồng thời, bạn cũng có thể nhận lại thông tin và deal thêm với quản lý (hoặc lãnh đạo). Trong trường hợp yêu cầu của ứng viên hợp lý thì có thể tái đàm phán và chiêu mộ ứng viên về công ty.

Luôn đóng vai trò nhà tư vấn tuyển dụng

Thông qua quá trình trao đổi, chia sẻ với ứng viên, bạn phải thể hiện được vai trò của một nhà tư vấn tuyển dụng: không lôi kéo, không hạ mình. Đóng vai trò là một nhà tư vấn tuyển dụng để có thể lắng nghe đầy đủ thông tin từ quản lý (hoặc lãnh đạo) và ứng viên, tìm ra các quan điểm chung giữa họ và ứng viên, sau đó tư vấn cho cả hai phía để có thể đi đến việc hợp tác.

Thể hiện tốt vai trò của một nhà tư vấn tuyển dụng chính là thể hiện cho ứng viên cảm thấy họ đang được hỗ trợ nhiệt tình vì lợi ích của họ, cung cấp cho họ những thông tin khách quan của một người trung gian, thấu hiểu ứng viên và đồng thời cũng thấu hiểu công việc. Có như vậy, mới có thể dần dần tháo gỡ mọi thắc mắc của ứng viên.

Tạo mối quan hệ tốt với ứng viên sau buổi phỏng vấn

Nghiên cứu vào tháng 5 năm 2019 của công ty nhân sự Robert Half đã chỉ ra rằng, 28% người tìm việc nói rằng họ đã từng không đến làm việc mặc dù đã chấp nhận lời mời từ các công ty. Và theo kết quả từ Nghiên cứu vào tháng 4 năm 2019 của Randstad US, điều này cũng gây nhiều phiền toái cho phía công ty: 66% nhà quản lý nói rằng rất nhiều ứng viên chấp nhận offer công việc họ đưa ra, nhưng rồi “lặn mất tăm” ngay trước khi ngày onboard (ngày làm việc đầu tiên) bắt đầu.

Việc tạo mối quan hệ tốt với ứng viên sau thỏa thuận là để đảm bảo rằng ứng viên thực sự thoải mái và hài lòng khi nhận offer, và giữ tâm trạng hào hứng cho ngày onboard. Hãy thường xuyên chia sẻ, chăm sóc ứng viên bằng những câu chuyện trong và ngoài công việc. Trong bối cảnh mạng lưới xã hội phát triển như ngày nay, bạn có thể kết nối, tương tác với ứng viên bằng các kênh truyền thông mạng xã hội như Facebook, Instagram… Bạn phải luôn tạo cho ứng viên niềm tin rằng họ có thể thoải mái chia sẻ bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình chờ ngày nhận việc.

Trong thời buổi thị trường lao động đầy cạnh tranh như hiện nay, việc tìm kiếm những ứng viên chất lượng, đáp ứng được mong muốn của công ty vốn đã là một bài toán khó. Việc thành công deal offer với ứng viên cũng đã hao tốn không ít thời gian lẫn chi phí cho doanh nghiệp. Nắm rõ được những lưu ý khi deal offer với ứng viên sẽ giúp cho quá trình tuyển dụng nhân sự đạt hiệu quả cao nhất, vừa giúp bạn tự tin hơn, sáng tỏ hơn về quy trình tuyển dụng, vừa giúp bạn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào cho công ty mình.

Back Button Trở về trang Tin tức

Từ khóa

Tin tức liên quan

Kết nối Facebook terra

Tìm hiểu thêm về terra

HOT LINE

HOTLINE
028 7102 0608
9:00 – 18:00, thứ 2 – thứ 6

FACEBOOK

Fanpage
Cung cấp các thông tin mới
nhất về terra và quản trị
nhân sự

YouTube

Kênh YouTube
Cung cấp các video hướng dẫn
sử dụng và thông tin quản trị
nhân sự

Thông tin liên hệ

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh

  • +84 28 7102 0608Ext: 101, 102
  • info@vina-payroll.com
  • Tầng 11, tòa nhà TNR Tower, 180 – 192
    Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn
    Thái Bình, quận 1

Văn phòng Hà Nội

  • +84 28 7102 0608Ext: 201
  • info@vina-payroll.com
  • P. 1206, Tầng 12, tòa nhà Indochina Plaza
    Hà Nội, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng,
    quận Cầu Giấy