Tin tức

Q&A Luật lao động #1: Những điều quan trọng HR cần chú ý

2023-05-22

url-copy

Việc hiểu rõ về luật lao động không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn là yếu tố thiết yếu đối với doanh nghiệp. Với mục tiêu đó, terra đã chuẩn bị một chuỗi câu hỏi liên quan đến luật lao động, giúp doanh nghiệp, nhân sự (HR) và người lao động dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin. Dưới đây là một số câu hỏi đầu tiên trong chuỗi Q&A này.

Người lao động và người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc (được ghi nhận trong chính hợp đồng lao động) thì có cần tuân thủ thời gian báo trước không?

Theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019 thì: “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Như vậy dù hai bên giao kết hợp đồng thử việc riêng hoặc ghi nhận vấn đề thử việc trong chính HĐLĐ thì các bên luôn có quyền huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không cần báo trước.

Tham khảo chi tiết tại Bộ luật Lao động năm 2019.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng ra sao từ năm 2021?

Về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu:

Với 435/453 đại biểu tán thành, 9 đại biểu không tán thành và 9 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong phiên làm việc sáng 20/11. Theo đó, từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động sẽ tăng theo lộ trình: 3 tháng tuổi hưu/năm với nam và 4 tháng tuổi hưu/năm với nữ, cho tới khi tuổi hưu của nam đạt 62 và nữ đạt 60.

lo-trinh-tang-tuoi-nghi-huu-cua-nguoi-lao-dong

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động

Về tuổi có thể nghỉ hưu:

Thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định:

– Bị suy giảm khả năng lao động

– Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khăn đặc biệt khó khăn

– Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định:

– Có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao

– Một số trường hợp đặc biệt

Lý do tăng tuổi hưu:

1. Để thích ứng với quá trình già hóa dân số và nguy cơ thiếu lao động trong tương lai. Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số và tốc độ già hóa dân số được dự báo diễn ra rất nhanh.

2. Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lao động nếu không mở rộng tuổi lao động thông qua việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.

3. Mặc dù quy định tuổi nghỉ hưu là 60 với nam, 55 với nữ nhưng sau độ tuổi này, có tới 70-72% nam giới tuổi 60-65 và nữ giới tuổi 55-60 vẫn còn tiếp tục tham gia lực lượng lao động.

4. Thu hẹp khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên thị trường lao động, đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử theo Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã cam kết từ năm 1982.

5. Sau tuổi 55 của nữ và 60 tuổi của nam, người lao động vẫn có thể làm việc khi số năm khỏe mạnh sau tuổi 60 của Việt Nam ở mức rất khá theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (đứng thứ 41 trên tổng số 183 quốc gia được xếp hạng).

6. Mở rộng độ tuổi lao động, tăng tuổi nghỉ hưu là một trong những biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo cân đối tài chính quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn.

Tham khảo tại http://dantri.com.vn

Người lao động có thể quy định số phép năm cho người lao động nhiều hơn trong luật quy định hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ “ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.”

Do đó người sử dụng lao động hoàn toàn có thể quy định số phép năm cho người lao động nhiều hơn quy định của pháp luật.

Hợp đồng thử việc có được ký hai lần hay không?

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động và người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc bằng cách ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp.

→ Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể ký hợp đồng thử việc 02 lần với hai công việc khác nhau.

Tham khảo chi tiết tại: Bộ luật Lao động 2019

Ngoài ngày nghỉ hằng năm thì pháp luật quy định thêm những ngày nghỉ khác nào?

Căn cứ theo Điều 115 Luật số 45/2019/QH14 Bộ luật lao động quy định:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông váo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, am ruột chết, cha hoặc mẹ kết hôn, anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Tham khảo chi tiết tại Bộ luật Lao động 2019

Back Button Trở về trang Tin tức

Từ khóa

Tin tức liên quan

Kết nối Facebook terra

Tìm hiểu thêm về terra

HOT LINE

HOTLINE
028 7102 0608
9:00 – 18:00, thứ 2 – thứ 6

FACEBOOK

Fanpage
Cung cấp các thông tin mới
nhất về terra và quản trị
nhân sự

YouTube

Kênh YouTube
Cung cấp các video hướng dẫn
sử dụng và thông tin quản trị
nhân sự

Thông tin liên hệ

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh

  • +84 28 7102 0608Ext: 101, 102
  • info@vina-payroll.com
  • Tầng 11, tòa nhà TNR Tower, 180 – 192
    Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn
    Thái Bình, quận 1

Văn phòng Hà Nội

  • +84 28 7102 0608Ext: 201
  • info@vina-payroll.com
  • P. 1206, Tầng 12, tòa nhà Indochina Plaza
    Hà Nội, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng,
    quận Cầu Giấy