logo

Mục Lục

6 Loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam hiện nay

18/11/2024

Hãy cùng terra tìm hiểu 6 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân ngay dưới đây nhé!

6 Loại hình doanh nghiệp hợp pháp hiện nay

Theo Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định, có các loại hình doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp mà 100% vốn điều lệ được nắm giữ và quản lý bởi nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có thể theo cơ cấu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (CTY TNHH MTV), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (CTY TNHH 2TV trở lên) và công ty cổ phần (CTY CP).

Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ theo 1 trong 2 mô hình sau:

  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Ưu điểm
  • Được hỗ trợ nguồn lực tài chính vững chắc, nắm bắt thông tin thị trường nhanh chóng;
  • Huy động và xoay vòng vốn dễ dàng;
  • Sản phẩm và dịch vụ được hoạt động dưới sự bảo hộ của nhà nước;
  • Tăng độ uy tín cho doanh nghiệp.
Nhược điểm
  • Thiếu sự năng động, linh hoạt;
  • Mọi quyền quyết định đều thuộc cấp quản lý nhà nước;
  • Thủ tục ra quyết định phức tạp.

Bảng 1.1. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước

Công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (CTY TNHH MTV) là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về nợ, nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phiếu, được phát hành trái phiếu.

Ưu điểm
  • Quyền quyết định tập trung vào 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức sở hữu doanh nghiệp;
  • Có tư cách pháp nhân;
Nhược điểm
  • Không được phép phát hành cổ phiếu;
  • Khả năng huy động vốn thấp vì không được chuyển nhượng, tăng giảm vốn điều lệ như công ty TNHH hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần.

Bảng 1.2. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (CTY TNHH 2TV trở lên) là doanh nghiệp có tổ chức hoặc cá nhân với số lượng từ 02-50 thành viên. Thành viên trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm nợ và nghĩa vụ tài sản dựa trên phạm vi góp vốn. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân, được phát hành trái phiếu, không được phát hành cổ phiếu.

Ưu điểm
  • Rủi ro cho thành viên góp vốn thấp vì thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn dựa trên phạm vi góp vốn;
  • Có tư cách pháp nhân.
Nhược điểm
  • Không được phép phát hành cổ phiếu;
  • Chịu sự quản lý chặt chẽ hơn của pháp luật so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp doanh.

Bảng 1.3. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Theo Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần (CTY CP) là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần (cổ phần), cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức, với tối thiểu 03 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và tài sản trong phạm vi góp vốn. Loại hình doanh nghiệp này được phát hành trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán, có tư cách pháp nhân.

Ưu điểm
  • Dễ dàng huy động vốn từ các cổ đông;
  • Không bị giới hạn số lượng cổ đông tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm dựa trên vốn góp;
  • Được phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán.
Nhược điểm
  • Khâu tổ chức và quản lý phức tạp do có nhiều cổ đông;
  • Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định pháp luật.

Bảng 1.4. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà có tối thiểu 02 thành viên là sở hữu chung doanh nghiệp (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài ra, sẽ có thêm thành viên góp vốn. Khác với những loại hình doanh nghiệp trên:

  • Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
  • Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân, chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn;

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, không được phát hành chứng khoán.

Ưu điểm
  • Dễ dàng tạo sự tin tưởng với khách hàng và đối tác vì trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ với doanh nghiệp.
Nhược điểm
  • Rủi ro kinh doanh cao vì trách nhiệm vô hạn;
  • Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động và xoay vòng vốn.

Bảng 1.5. Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh quy mô nhỏ, do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giống như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân, và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Ưu điểm
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp và cơ cấu hoạt động đơn giản;
  • Vì do 1 cá nhân làm chủ sở hữu nên có toàn quyền quyết định.
Nhược điểm
  • Rủi ro kinh doanh cao vì trách nhiệm vô hạn;
  • Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động và xoay vòng vốn.

Bảng 1.6. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

So sánh 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Chủ sở hữu

Về chủ sở hữu:

  • Doanh nghiệp nhà nước: nhà nước;
  • Công ty TNHH một thành viên: 1 chủ sở hữu (cá nhân hoặc tổ chức);
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: 02 – 50 chủ sở hữu (cá nhân hoặc tổ chức);
  • Công ty cổ phần: tối thiểu 03 cổ đông, không giới hạn số lượng tối đa (cá nhân hoặc tổ chức);
  • Công ty hợp danh: 02 cá nhân;
  •  Doanh nghiệp tư nhân: 01 cá nhân.
(2.1)-so-sanh-chu-so-huu-6-loai-hinh-doanh-nghiep-hien-nay
So sánh chủ sở hữu 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được nhà nước công nhận, có khả năng hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì thế lợi thế  khi có tư cách pháp nhân là tách bạch giữa tài sản cá nhân và doanh nghiệp, doanh nghiệp được khởi kiện, yêu cầu pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại.

(2.2)-so-sanh-tu-cach-phap-nhan-6-loai-hinh-doanh-nghiep-hien-nay
So sánh tư cách pháp nhân 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Vốn điều lệ

(2.6)-so-sanh-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-6-loai-hinh-doanh-nghiep-hien-nay
So sánh vốn điều lệ 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

  • Doanh nghiệp nhà nước: do nhà nước quản lý;
  • Công ty TNHH một thành viên: chịu trách nhiệm dựa trên phạm vi góp vốn;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: chịu trách nhiệm dựa trên phạm vi góp vốn;
  • Công ty cổ phần: chịu trách nhiệm dựa trên phạm vi góp vốn;
  • Công ty hợp danh: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm dựa trên phạm vi góp vốn;
  • Doanh nghiệp tư nhân: chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản.
(2.4)-so-sanh-trach-nhiem-ve-nghia-vu-tai-san-6-loai-hinh-doanh-nghiep-hien-nay
So sánh trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Khả năng huy động vốn

Về khả năng huy động vốn, cần chú ý đến 3 điều kiện để đánh giá: số lượng thành viên, quyền phát hành cổ phiếu, khả năng chuyển nhượng vốn.

(2.5)-so-sanh-kha-nang-huy-dong-von-6-loai-hinh-doanh-nghiep-hien-nay
So sánh khả năng huy động vốn 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

so-sanh-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep-6-loai-hinh-doanh-nghiep-hien-nay
So sánh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 6 loại hình doanh nghiệp hiện nay

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về loại hình doanh nghiệp

a)  Loại hình doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Trả lời: doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

b) Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu?

Trả lời: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép phát hành cổ phiếu.

c) Phân biệt các loại hình doanh nghiệp dựa trên những đặc điểm nào?

Trả lời: Phân biệt loại hình doanh nghiệp dựa trên: chủ sở hữu, vốn điều lệ, tư cách pháp nhân, trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản, khả năng huy động vốn,… như thông tin tại mục 2 của bài viết này.

d) Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến nhất?

Trả lời: Loại hình công ty TNHH một thành viên là phổ biến nhất hiện nay vì cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ quản lý.

Dịch vụ terra – Nhóm giải pháp quản trị nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp bạn

terra là giải pháp do Công ty Vina Payroll Outsourcing thuộc tập đoàn I-GLOCAL với hơn 20 năm hỗ trợ doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. 

Đến với terra, doanh nghiệp được hỗ trợ toàn diện các giải pháp:

  • terra HR System: Hệ thống quản trị nhân sự giúp hỗ trợ hoạt động điều hành quản trị doanh nghiệp;
  • terra Payroll: Dịch vụ tính lương tích hợp phần mềm tự động hóa, giúp: quản lý nhân viên, tính lương, bảo hiểm xã hội, công đoàn, thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp (mẫu 05), chuyển lương hộ;
  • terra Academy: Dự án chia sẻ kiến thức miễn phí cho cộng đồng ngành nhân sự tại Việt Nam;
  • Đặc biệt, với những doanh nghiệp còn đang phân vân, có thể tự mình giải quyết mọi khâu dưới sự tư vấn từ terra Consultant, với các dịch vụ như: 
    • Dịch vụ tiền lương: tư vấn xây dựng hệ thống quản lý lương và phụ cấp, tư vấn các quy định khi tính lương, hợp đồng lao động;
    • Dịch vụ bảo hiểm xã hội: tư vấn các quy định và thủ tục hành chính về BHXH;
    • Dịch vụ thuế TNCN: tư vấn các quy định và thủ tục hành chính về thuế TNCN.
dich-vu-terra-nhom-giai-phap-quan-tri-nhan-su-toan-dien-cho-doanh-nghiep-ban
Dịch vụ terra – Nhóm giải pháp quản trị nhân sự toàn diện cho doanh nghiệp bạn

Bạn cần hỗ trợ quản trị nhân sự, hãy để lại thông tin cho chúng tôi ở mục bên dưới. terra sẽ liên hệ và đề xuất giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp bạn!

 

    Họ và tên*

    Công ty*

    Chức vụ

    Phòng ban

    Số điện thoại*

    Email*

    Thành phố

    Bạn quan tâm đến vấn đề gì? Vui lòng chọn*

    Câu hỏi của bạn

    Lưu ý: Kiểm tra kỹ thông tin trước khi xác nhận và gửi cho terra


    Tin tức liên quan

    Tính lương, thuế TNCN và BHXH trọn gói

    TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN
    25 TRIỆU ĐỒNG
    CHO NĂM ĐẦU TIÊN!

    Scroll to Top