logo

Mục Lục

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 đầy đủ, mới nhất

13/01/2025

Bạn đang thắc mắc về cách tính bảo hiểm thất nghiệp hay điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề trên.

Bảo hiểm thất nghiệp là hỗ trợ đắc lực mà mỗi người lao động đều cần khi mất việc. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ cách tính bảo hiểm thất nghiệp. Vì thế, bài viết này terra sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách tính bảo hiểm thất nghiệp, giúp bạn có thể yên tâm hơn khi gặp phải những tình huống bất ngờ.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

bhtn-la-gi
Bảo hiểm thất nghiệp là hình thức bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một hình thức bảo hiểm bắt buộc và không vì lợi nhuận. Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:

  • Tiền trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề.

Cần đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

dieu-kien-duoc-huong-bhtn
Điều kiện để được hưởng BHTN là người lao động đã đóng BHTN

Điều kiện để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:

  • Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, ngoại trừ: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định pháp luật và đang được hưởng lương hưu/ trợ cấp do mất sức lao động.
  • Người lao động đã đóng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 – 24 tháng trước khi kết thúc hợp đồng lao động có thời hạn/ không có thời hạn.
  • Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 – 36 tháng trước ngày kết thúc hợp đồng lao động thời vụ hoặc 01 công việc nhất định với thời gian làm việc từ 03 – 12 tháng.
  • Người lao động chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ trường hợp:

+ Đi học từ 12 tháng trở lên.

+ Người lao động phải thực hiện nghĩa vụ công an/ nghĩa vụ quân sự.

+ Người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù.

+ Người định cư ở nước ngoài hoặc xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Người phải thực hiện các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện, trường giáo dưỡng/ cơ sở giáo dục bắt buộc.

+ Qua đời

Hồ sơ và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

ho-so-va-thu-tuc-lam-bhtn
Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp tuân theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP

Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm các loại giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Bản sao có chứng thực/ bản chính của một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động đã hết hạn và Giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc công việc thời vụ.
  • Quyết định thôi việc.
  • Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
  • Quyết định sa thải.
  • Thông báo/ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

  • Bước 1: Người lao động chưa có việc làm, có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm ở địa phương đang sinh sống tối đa 03 tháng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Bước 2: Trong 15 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ, người lao động vẫn chưa tìm được việc thì Trung tâm Giới thiệu việc làm sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ. Trong 20 ngày làm việc từ ngày nộp hồ sơ, Trung tâm Giới thiệu việc làm sẽ duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện sẽ được thông báo bằng văn bản có chi tiết lý do từ chối.
  • Bước 3: Trong 05 ngày làm việc từ khi có quyết định trả trợ cấp thất nghiệp, người lao động sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
  • Bước 4: Hàng tháng, người lao động phải tới Trung tâm Giới thiệu việc làm để thông báo tìm việc làm theo quy định. Trường hợp người lao động không tới trung tâm thông báo sẽ bị dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của tháng đó.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 50 của luật việc làm năm 2013, quy định về cách tính bảo hiểm thất nghiệp tuân công thức sau:

Bảo hiểm thất nghiệp mỗi tháng = 60% mức bình quân của tiền lương để đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước đó

Trong đó:

  • Nếu người lao động hưởng lương do Nhà nước quy định thì mức trợ cấp thất nghiệp tối đa mỗi tháng được tính = 5 x Lương cơ sở = 5 x 2.340.000 đồng = 11.700.000 đồng/tháng.
  • Trường hợp người lao động làm việc cho doanh nghiệp thì mức trợ cấp thất nghiệp tối đa mỗi tháng sẽ tính = 5 x Mức lương tối thiểu của vùng đó.

Mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

(đồng/tháng)

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa (đồng/tháng)

Vùng I

4.680.00023.400.000

Vùng II

4.160.00020.800.000

Vùng III

3.640.000

18.200.000

Vùng IV3.250.000

16.250.000

Lưu ý: Trường hợp người lao động có 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp bị gián đoạn đóng BHTN, 6 tháng liền kề tính BHTN trong công thức trên sẽ là bình quân tiền lương 6 tháng đóng BHTN trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Cách tính số tháng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Số tháng hưởng BHTN được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013

Tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định liên quan đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

  • Trong trường hợp thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Tiếp theo đó, mỗi khi người lao động đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Thời gian người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp không được vượt quá 12 tháng.

Quy tắc tính thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp thể hiện chi tiết qua bảng sau:

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hưởngSố tháng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Dưới 12 thángKhông được hưởng
Từ 12 – 36 tháng03 tháng
Trên 36 thángThời gian chưa được hưởng bảo hiểm thất nghiệp / 12

Lưu ý: Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên thì số tháng lẻ ra sẽ được bảo lưu để tính cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau trong trường hợp đủ điều kiện.

Công cụ tính bảo hiểm thất nghiệp thông dụng hiện nay

TopCV

cong-cu-tinh-bhtn-topcv
Công cụ tính BHTN do TopCV cung cấp

Bên cạnh việc cung cấp nền tảng tuyển dụng hàng đầu, TopCV còn có một số công cụ hỗ trợ tính thuế thu nhập cá nhân, quy đổi lương gross sang net, net sang gross và cả tính bảo hiểm thất nghiệp. Chi tiết cách sử dụng công cụ này được thể hiện trong ảnh minh họa.

Luật Việt Nam

cong-cu-tinh-bhtn-luatvietnam
Công cụ tính BHTN do Luật Việt Nam cung cấp

Luật Việt Nam cung cấp thông tin về các luật hiện hành, quy định sửa đổi/ bổ sung,… đồng thời hỗ trợ tư vấn về các vấn đề pháp lý cho cá nhân và doanh nghiệp. Mặt khác, Luật Việt Nam cũng cung cấp công cụ tính bảo hiểm thất nghiệp giúp người lao động nhanh chóng xác định được mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bản thân.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hưởng bảo hiểm thất nghiệp

cau-hoi-lien-quan-den-huong-bhtn
Bảo hiểm thất nghiệp và những thắc mắc thường gặp

Bảo hiểm thất nghiệp có thể nhận trong 01 lần không?

Căn cứ Khoản 2 điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, bảo hiểm thất nghiệp được chi trả theo từng tháng cho người lao động và không thể nhận 01 lần cho toàn bộ thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Bao nhiêu tuổi thì không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Hiện nay không có quy định về việc giới hạn độ tuổi hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Do đó, nếu đủ điều kiện thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành.

Nghỉ việc bao lâu thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Sau khi nghỉ việc, người lao động có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp đóng đủ bảo hiểm của 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc. Để có thể nhận được BHTN, người lao động cần đăng ký theo quy định trong không quá 03 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Bảo hiểm thất nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?

Căn cứ Khoản 2, Điều 50 Luật Việc làm, thời gian hưởng BHTN được tính theo số tháng mà người lao động đã đóng BHTN tính đến thời điểm đăng ký hưởng. Tối đa 12 tháng cho mỗi lần hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Dịch vụ tính lương terra Payroll

(5.3)-dich-vu-tinh-luong-terra-payroll
Dịch vụ tính lương terra Payroll

Khi bắt đầu sử dụng dịch vụ quản lý tiền lương, doanh nghiệp sẽ nhận được những đảm bảo, bao gồm: 

  • terra Payroll được phát triển bởi công ty TNHH Vina Payroll Outsourcing, thành viên của tập đoàn hàng đầu về tư vấn thuế, kế toán và đầu tư tại Nhật Bản I-GLOCAL. 
  • Dịch vụ tính lương được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên viên C&B chuyên nghiệp, hiểu biết sâu rộng về các nghiệp vụ liên quan như tính lương, quyết toán thuế thu nhập cá nhânbảo hiểm xã hội,… Những chính sách, quy định mới đều được đội ngũ terra Payroll cập nhật kịp thời, áp dụng và thông báo đến người lao động, doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn của terra cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, giải quyết mọi vấn đề phát sinh và cung cấp sự hỗ trợ trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ quản lý tiền lương.
  • terra Payroll đề xuất mức phí cực kỳ hợp lý cho dịch vụ thuê ngoài tính lương với nhiều gói dịch vụ khác nhau, đảm bảo tính lương giá rẻ (chỉ từ 200,000 đồng/người mỗi tháng) nhưng vẫn cam kết về hiệu suất.
  • Được trải nghiệm miễn phí phần mềm quản trị nhân sự terra HR System tích hợp đa dạng các tính năng chấm công tính lương, quản lý dữ liệu nhân sự, quản lý nghỉ phép và làm thêm giờ, bảo hiểm xã hội, tuyển dụng, hợp đồng lao động, đào tạo và đánh giá nhân sự.

Đừng ngần ngại cùng terra thảo luận và đưa ra giải pháp phù hợp bằng cách điền vào biểu mẫu ngay dưới đây nhé!

    Họ và tên*

    Công ty*

    Chức vụ

    Phòng ban

    Số điện thoại*

    Email*

    Thành phố

    Bạn quan tâm đến vấn đề gì? Vui lòng chọn*

    Câu hỏi của bạn

    Lưu ý: Kiểm tra kỹ thông tin trước khi xác nhận và gửi cho terra

    Tin tức liên quan

    Tính lương, thuế TNCN và BHXH trọn gói

    TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN
    25 TRIỆU ĐỒNG
    CHO NĂM ĐẦU TIÊN!

    Scroll to Top