Tìm hiểu chi tiết các loại thuế doanh nghiệp cần nộp hàng năm, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài.
Hiểu rõ các loại thuế cần nộp hàng năm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa tài chính. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện và chi tiết về các loại thuế doanh nghiệp phải đóng mỗi năm để tránh những rủi ro không đáng có.
Các loại thuế doanh nghiệp cần nộp mỗi năm
Thuế môn bài (lệ phí môn bài)
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là khoản tiền doanh nghiệp nộp mỗi năm khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, dựa vào vốn điều lệ đã ghi trên giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Mọi doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế môn bài, ngoại trừ: Doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc doanh nghiệp mới chuyển từ hộ kinh doanh miễn thuế môn bài trong vòng 3 năm tính từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP) và Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài với doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Bậc thuế | Đối tượng thu | Mức thu (đồng/ năm) |
1 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng | 3 triệu |
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống | 2 triệu |
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hạn chót đóng thuế môn bài là 30/01 hàng năm. Trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang, sau khi hết thời gian miễn thuế môn bài, doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài như sau:
- Nếu thời gian miễn thuế môn bài kết thúc trong 06 tháng đầu năm, thời hạn nộp thuế là 30/07 của năm kết thúc thời gian miễn thuế.
- Nếu thời gian miễn thuế môn bài kết thúc trong 06 tháng cuối năm, thời hạn nộp thuế là ngày 30/01 năm liền kề với năm kết thúc thời gian miễn thuế.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Tuy nhiên, người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Cơ quan thuế lại là doanh nghiệp hoặc đơn vị sản xuất,…
Thuế giá trị gia tăng có thể tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Thông thường, doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang còn hoạt động, sẽ nộp thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: Thuế phải nộp = Thuế đầu ra – Thuế đầu vào |
Công thức tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa |
Trong đó, thuế suất đối với thuế giá trị gia tăng của hàng hóa sẽ tương ứng các mức là 0%, 5% và 10% tùy vào loại hàng hóa, dịch vụ.
Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế giá trị gia tăng thì hạn nộp thuế là hạn nộp hồ sơ khai thuế, cụ thể:
- Đối với doanh nghiệp khai theo tháng: Hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Đối với doanh nghiệp khai theo quý: Hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo sau quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi các khoản chi phí khác theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bắt buộc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi có phát sinh thu nhập.
Chi tiết công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất |
Trong đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu khí, thuế suất có thể lên tới 32% – 50%, 40% – 50% đối với doanh nghiệp khai thác tài nguyên quý hiếm khác,…
Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019 là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người lao động trước khi trả thu nhập đồng thời chịu trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế thu nhập cần nộp = Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất |
Việc khấu trừ thuế được thực hiện căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.
- Với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không có hợp đồng lao động: Khấu trừ 10% trước khi trả thu nhập trong trường hợp tổng mức chi trả từ 2.000.000 đồng trở lên, không tính giảm trừ gia cảnh.
- Với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên: Tiến hành khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ.
Các khoản miễn giảm thuế thu nhập cá nhân thường gồm:
- Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 11.000.000 đồng/ người/ tháng, đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/ người/ tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính với hồ sơ quyết toán thuế năm và chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính với hồ sơ khai thuế năm.
Doanh nghiệp có thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?
Căn cứ Điều 12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 218/2013/NĐ-CP), địa điểm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đặt trụ sở chính.
- Nếu doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc, hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn đặt trụ sở chính thì tiền thuế được tính nộp ở 02 nơi gồm nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất.
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, có thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh đó.
Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp tại terra
Cuối năm là thời điểm bộ phận nhân sự dành nhiều thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Quá trình này mất rất nhiều thời gian và công sức của nhân sự, vì thế, terra mang đến dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp, giúp:
- Kiểm tra mã số thuế cá nhân của nhân viên.
- Nhận bản tóm tắt thu nhập hàng năm.
- Kiểm tra báo cáo thuế TNCN hàng tháng, hàng quý, đối chiếu với bảng lương hàng tháng.
- Thông báo điều chỉnh thuế TNCN trong trường hợp cần thiết.
- Lập quyết toán thuế TNCN.
- Nộp quyết toán thuế TNCN cho cơ quan thuế.
- Tối ưu hóa quy trình, giúp khâu quyết toán thuế TNCN diễn ra nhanh chóng.
Lợi ích của dịch vụ quyết toán thuế TNCN từ terra:
- Giảm đến 30% gánh nặng trong quá trình xử lý lương và thuế.
- Tối ưu 20% chi phí và nguồn lực với dịch vụ chuyên nghiệp.
- Đảm bảo chính xác 100%, hạn chế tối đa rủi ro về thuế.
- Tuân thủ 100% quy định pháp luật hiện hành.
Quý doanh nghiệp có thể để lại thông tin ngay dưới đây để nhận được tư vấn sớm nhất về quyết toán thuế TNCN toàn diện nhé!