logo

Mục Lục

Thuế giá trị gia tăng là gì? Đặc điểm, đối tượng, mức thuế 2024

27/11/2024

Chắc hẳn bạn đã nghe đến thuế giá trị gia tăng rất nhiều lần, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về loại thuế này. Trong bài viết dưới dây, terra sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thuế giá trị gia tăng. Hãy cùng xem ngay nhé!

Tổng quan về thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là gì? Thuế giá trị gia tăng thường được viết tắt là thuế GTGT hoặc thuế VAT, có tên tiếng Anh là Value Added Tax. Đây là loại thuế áp dụng trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa hoặc dịch vụ qua các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến khi tiêu dùng. 

Thuế GTGT thường được tính dựa trên chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và chi phí sản xuất hoặc giá mua vào, tức là phần giá trị mà doanh nghiệp đóng góp thêm vào sản phẩm. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người chịu thuế GTGT, còn các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng có trách nhiệm thu hộ và nộp thuế cho cơ quan thuế.

Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Đối với người tiêu dùng: thuế giá trị gia tăng giúp kiểm soát giá cả và bảo vệ người tiêu dùng. Cụ thể, thuế thuế giá trị gia tăng giúp kiểm soát giá cả sản phẩm/dịch vụ, đảm bảo giá bán trên thị trường được tính toán một cách hợp lý. Điều này ngăn chặn việc tăng giá không cần thiết và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp: thuế GTGT cho phép khấu trừ thuế đã nộp ở các giai đoạn trước, giúp doanh nghiệp không phải nộp thuế nhiều lần trên cùng một sản phẩm hay dịch vụ. Cơ chế này giúp tránh tăng giá thành không hợp lý, giảm lãng phí tài nguyên và ổn định giá cả. Thuế GTGT hạn chế cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu, giúp bảo vệ doanh nghiệp nội địa và khuyến khích người tiêu dùng mua hàng trong nước.

Đối với nhà nước: Nguồn thu ngân sách quan trọng: thuế GTGT đóng góp lớn và ổn định vào ngân sách Nhà nước, hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Nhờ quy trình thu nhanh chóng, Nhà nước không phải tốn thời gian đánh giá hợp lệ từng chi phí, giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Thue-gia-tri-gia-tang-la-gi
Thuế giá trị gia tăng là gì?

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng (VAT)

  • Thuế thu gián tiếp: Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được áp dụng ở khâu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ là đối tượng trực tiếp nộp thuế GTGT cho Nhà nước. Tuy nhiên, chính người tiêu dùng cuối cùng mới là người chịu chi phí thuế này, khi giá bán đã bao gồm thuế GTGT.
  • Thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, không trùng lặp: Thuế GTGT được tính trên giá trị gia tăng tại từng giai đoạn luân chuyển hàng hóa và dịch vụ, từ sản xuất đến tiêu thụ. Cách tính này đảm bảo rằng thuế không bị trùng lặp, chỉ thu ở mỗi giai đoạn dựa trên giá trị tăng thêm.
  • Tính lũy thoái so với thu nhập: Thuế GTGT được tính dựa vào giá bán của hàng hóa hoặc dịch vụ. Do đó, người có thu nhập cao thường chịu tỷ lệ thuế GTGT thấp hơn so với thu nhập, và ngược lại.
  • Nguyên tắc điểm đến: thuế GTGT được áp dụng dựa trên nơi tiêu thụ hàng hóa/dịch vụ, không phụ thuộc vào GTGT.
  • Phạm vi điều tiết rộng: Thuế GTGT áp dụng cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, ngoại trừ một số loại hàng hóa và dịch vụ được miễn thuế GTGT, thường theo quy định của mỗi quốc gia và thông lệ quốc tế.

Đối tượng áp dụng thuế giá trị gia tăng

Đối tượng áp dụng thuế giá trị gia tăng được quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 130/2016/TT-BT, cụ thể như sau: 

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:

  • Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  • Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại.
  • Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
  • Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
  • Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
  • Chuyển quyền sử dụng đất.
  • Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.
  • Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán theo quy định.
  • Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
  • Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến).
  • Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ. Các dịch vụ nêu tại khoản này không phân biệt nguồn kinh phí chi trả.
  • Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội.
  • Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu theo quy định.
  • Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại theo quy định.
  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
  • Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
  • Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác.
  • Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật.
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
  • Các hàng hóa, dịch vụ sau:
    • Hàng hóa bán miễn thuế ở các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
    • Hàng dự trữ quốc gia do cơ quan dự trữ quốc gia bán ra.
    • Các hoạt động có thu phí, lệ phí của Nhà nước theo pháp luật về phí và lệ phí.
    • Rà phá bom mìn, vật nổ do các đơn vị quốc phòng thực hiện đối với các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Mọi loại hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT). Tuy nhiên, vẫn có các đối tượng được miễn thuế ở mục bên trên, còn các lĩnh vực kinh doanh không thuộc danh sách sẽ đóng thuế GTGT theo quy định.

(3)-doi-tuong-ap-dung-thue-gia-tri-gia-tang
Đối tượng áp dụng thuế giá trị gia tăng

Mức thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện nay

Mức thuế suất GTGT

Áp dụng

Ngoại trừ

Mức 0%Mức thuế VAT 0% được áp dụng với các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế– Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra quốc tế;

– Dịch vụ cấp tín dụng;

– Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

– Dịch vụ tài chính phái sinh;

– Chuyển nhượng vốn;

– Bưu chính viễn thông;

– Tài nguyên, khoáng sản khai thác nhưng chưa chế biến thành các sản phẩm khác.

Mức 5%– Nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất;

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, các loại thủy sản chưa qua chế biến, trừ các loại sản phẩm quy định thuộc đối tượng không chịu thuế;

– Quặng sản xuất phân bón, thuốc phòng sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi;

– Dịch vụ nạo vét kênh mương, ao hồ để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây, sơ chế và bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

– Thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến, lâm sản trừ gỗ, măng và các sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế;

– Đường và các phụ phẩm trong đường.

Mức 10%Ngoài các sản phẩm chịu thuế suất thuế GTGT 0% và 5%, tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ khác đều được áp dụng với mức thuế suất 10%.

Mức thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện nay

Phân biệt hóa đơn đỏ GTGT (VAT) và hóa đơn bán hàng

Phân biệtHóa đơn GTGTHóa đơn bán hàng
Nội dungBao gồm thông tin doanh nghiệp và số tiền thuế VAT đã nộpChỉ bao gồm thông tin về sản phẩm/dịch vụ, giá cả và tổng giá trị giao dịch
Hình thức kê khaiKê khai cả đầu ra và đầu vàoChỉ kê khai đầu ra
Mục đíchChứng minh việc đã nộp thuế GTGT cho cơ quan thuếChứng minh việc bán hàng, cung cấp dịch vụ, xác nhận giá trị giao dịch
Tính chất pháp lýCó tính pháp lý quan trọng, bắt buộc lưu trữ để cơ quan thuế kiểm traKhông có tính pháp lý quan trọng liên quan đến GTGT, có thể bỏ qua nếu không cần thiết

Phân biệt hóa đơn đỏ GTGT và hóa đơn bán hàng

(5)-phan-biet-hoa-don-do-va-hoa-don-ban-hang
Phân biệt hóa đơn đỏ GTGT và hóa đơn bán hàng

Dịch vụ tính lương terra Payroll

Dịch vụ tính lương terra Payroll hỗ trợ, thay thế bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp, thực hiện các công việc:

Quản lý thông tin nhân sự

  • Doanh nghiệp gửi toàn bộ thông tin nhân viên bao gồm thông tin cá nhân, hợp đồng, tiền lương, người phụ thuộc, v.v.
  • Đội ngũ nhân sự terra thiết lập danh sách nhân viên trên phần mềm quản trị nhân sự terra HR System bằng tài khoản của khách hàng.
  • Doanh nghiệp có thể tự kiểm soát, cập nhật thông tin trực tiếp trên phần mềm hoặc thông qua email với đội ngũ nhân sự terra.

Tính lương:

  • Đội ngũ nhân sự terra dựa theo chính sách lương hiện có của khách hàng để thiết lập và vận hành bảng lương trên terra HR System.
  • Bảng lương và báo cáo sẽ được gửi cho khách hàng theo lịch đã thỏa thuận, dựa vào ngày trả lương của doanh nghiệp.
  • Sau khi doanh nghiệp phê duyệt, phiếu lương sẽ được gửi đến tài khoản cá nhân của nhân viên.

Bảo hiểm xã hội:

Đội ngũ nhân sự terra hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội, bao gồm tính phí bảo hiểm, báo tăng/giảm lao động và xử lý yêu cầu bảo hiểm.

Công đoàn:

terra tính toán và gửi báo cáo về chi phí công đoàn cho khách hàng

Thuế TNCN cho doanh nghiệp (mẫu 05):

terra thực hiện báo cáo và quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp theo mẫu 05.

Chuyển lương hộ: 

  • Đội ngũ nhân sự terra sẽ thay mặt doanh nghiệp thanh toán lương cho nhân viên là người Việt Nam.
  • Theo quy định, không nhận chuyển lương cho người nước ngoài nhằm phòng chống rửa tiền.
(6)-dich-vu-tinh-luong-terra-payroll
Dịch vụ tính lương terra Payroll

Liên hệ ngay với terra để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!

 

    Họ và tên*

    Công ty*

    Chức vụ

    Phòng ban

    Số điện thoại*

    Email*

    Thành phố

    Bạn quan tâm đến vấn đề gì? Vui lòng chọn*

    Câu hỏi của bạn

    Lưu ý: Kiểm tra kỹ thông tin trước khi xác nhận và gửi cho terra

    Tin tức liên quan

    Tính lương, thuế TNCN và BHXH trọn gói

    TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN
    25 TRIỆU ĐỒNG
    CHO NĂM ĐẦU TIÊN!

    Scroll to Top