Lương cơ bản là nền tảng để tính toán các khoản thu nhập khác như phụ cấp, thưởng, bảo hiểm xã hội,… Vì vậy, việc hiểu rõ cách tính lương cơ bản là điều rất quan trọng. Trong bài viết này, terra sẽ giúp bạn nắm vững công thức tính lương cơ bản, nhằm đảm bảo trọn vẹn quyền lợi của bản thân.
Thế nào là lương cơ bản?
Theo pháp luật hiện hình ở nước ta, không có quy định cụ thể nào về định nghĩa hay khái niệm của lương cơ bản. Dù vậy, lương cơ bản có thể được hiểu là mức lương tối thiểu người lao động sẽ nhận được khi làm việc tại cơ quan/ tổ chức/ đơn vị hoặc doanh nghiệp bất kỳ.
Bên cạnh đó, lương cơ bản dựa vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và sẽ được ghi trong hợp đồng lao động. Mức lương này cũng được dùng làm căn cứ tính các khoản đóng bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) cho người lao động.
Đặc biệt, lương cơ bản chưa bao gồm phụ cấp, lương thưởng, phúc lợi hay các khoản thu nhập khác. Do đó, đối với một bộ phận người lao động, lương cơ bản sẽ không phải lương thực nhận.
Công thức tính lương cơ bản năm 2024
Với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Công thức tính lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức cụ thể như sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương |
Năm nay, lương cơ sở được điều chỉnh vào 1/7/2024, do đó lương cơ bản cũng được điều chỉnh tăng, cụ thể:
- Trước 1/7/2024: Áp dụng mức lương cơ sở 1.800.000 đồng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
- Từ 1/7/2024: Áp dụng mức lương cơ sở 2.340.000 đồng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho doanh nghiệp
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp được hưởng mức lương cơ bản theo thỏa thuận ban đầu giữa họ và người sử dụng lao động. Và lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành.
Chi tiết mức lương tối thiểu theo vùng được quy định ở Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng I: Mức lương tối thiểu là 4.680.000 đồng/ tháng và 22.500 đồng/giờ. |
Vùng II: Mức lương tối thiểu là 4.160.000 đồng/ tháng và 20.000 đồng/giờ. |
Vùng III: Mức lương tối thiểu là 3.640.000 đồng/ tháng và 17.500 đồng/giờ. |
Vùng IV: Mức lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/ tháng và 15.600 đồng/giờ. |
- Nhanh gọn và chính xác: Hệ thống tự động tính toán ngay lập tức, không mất thời gian.
- Chú thích rõ ràng: Các mục thuế, khấu trừ được chú giải chi tiết để bạn dễ dàng hiểu cách tính.
- Thân thiện với người dùng: Giao diện trực quan, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với mọi đối tượng.
- Cập nhật văn bản pháp luật mới nhất: Tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành, giúp bạn yên tâm khi sử dụng.
>> Trải nghiệm công cụ tính lương Gross – Net nhanh chóng, chính xác << |
Lương cơ bản có giống “lương tối thiểu vùng” không?
Lương cơ bản được xem là mức thỏa thuận lương giữa người lao động và người sử dụng lao động và sẽ không bao gồm các khoản như phụ cấp, thưởng hay phúc lợi khác. Ngoài ra, lương cơ bản chỉ là cách gọi quen thuộc, không được quy định trong văn bản.
Trong khi đó, lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động tại nơi họ làm việc và sinh sống.
Cuối cùng, lương cơ bản áp dụng với người lao động trong và ngoài khu vực Nhà nước, còn lương tối thiểu vùng chỉ áp dụng với người lao động ngoài khu vực Nhà nước.
Do đó, lương cơ bản và lương tối thiểu vùng không giống nhau. Người lao động cần tìm hiểu kỹ về hai loại lương trên để đảm bảo quyền lợi bản thân khi làm việc, cả ở trong và ngoài Nhà nước.
Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm không?
Tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:
- Tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ/ công chức sẽ là tiền lương theo ngạch/ bậc/ cấp bậc quân hàm cùng các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung hay phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Còn tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng cho cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ là tiền lương cùng phụ cấp lương dựa vào các quy định liên quan đến lao động.
Dịch vụ tính lương terra Payroll
Với dịch vụ tính lương của terra, khách hàng có thể tùy chọn gói dịch vụ tính lương cơ bản, tính lương có hỗ trợ thủ tục bảo hiểm xã hội hoặc tính lương và hỗ trợ luôn cả thủ tục bảo hiểm xã hội, chi hộ mà không lo mất thêm bất kỳ phụ phí phát sinh nào. Ngoài ra, dịch vụ tính lương của terra còn được tích hợp với phần mềm nhân sự, hỗ trợ đa ngôn ngữ gồm tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý nhân sự của doanh nghiệp.
3 Lý do doanh nghiệp nên chọn terra Payroll:
- Tính lương chính xác, chi lương đúng hạn: Đảm bảo quy trình tính lương chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật, hạn chế tối đa sai sót. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn gói dịch vụ chi lương hộ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho phòng nhân sự.
- Miễn phí sử dụng hệ thống terra HR System: Quản lý chấm công, đánh giá nhân sự, lương thưởng, nghỉ phép hiệu quả mà không tốn thêm bất kỳ chi phí nào
- Tiết kiệm lên đến 10.000.000 đồng chi phí ban đầu: Đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao cùng với ứng tư vấn giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành.
Liên hệ với terra ngay dưới đây để nhận được hỗ trợ nhanh nhất nhé!