logo

Mục Lục

Operation là gì? Vai trò của các vị trí trong bộ phận Operation

20/12/2024

Operation là gì? Đây là thuật ngữ chỉ bộ phận vận hành trong doanh nghiệp, với chức năng lên kế hoạch, hoạch định chiến lược sản xuất và kinh doanh.

Operation là bộ phận hành, bộ phận này chịu trách nhiệm lên kế hoạch và chiến lược cho các khâu sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Operation có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng terra theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin nhé!

Operation là gì?

Dưới đây là ý nghĩa của operation và các thuật ngữ liên quan.

Thuật ngữ

Giải thích

OperationOperation có nghĩa là vận hành. Là thuật ngữ đề cập đến các hoạt động cốt lõi của công ty, bao gồm cả lập kế hoạch và kinh doanh.
Operation ManagerLà trưởng phòng vận hành, người đứng đầu bộ phận vận hành, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của công ty.
Operation teamMột nhóm nhân viên phối hợp thực hiện các nhiệm vụ vận hành cụ thể trong doanh nghiệp.
Operation AdminQuản trị viên hoạt động, người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động vận hành trong công ty.
Operation DepartmentPhòng vận hành trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm giám sát và đảm bảo các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
Operational ObjectiveMục tiêu hoạt động, thường là các mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp đặt ra để đạt được những kết quả cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Bảng 1. Operation là gì? Giải thích các thuật ngữ liên quan đến Operation

(1)-operation-la-gi
Operation là gì?

Các công việc liên quan đến Operation

Operation Executive

Tập trung quản lý và vận hành các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong tổ chức, đảm bảo chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng.

Nhiệm vụ:

  • Quản lý quy trình sản phẩm: Đảm bảo quy trình sản xuất, vận hành sản phẩm hiệu quả.
  • Phân tích hiệu suất: Theo dõi dữ liệu về doanh số, chất lượng sản phẩm, phản hồi khách hàng.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Hợp tác với các phòng ban để duy trì nguồn cung ổn định.
  • Phối hợp liên phòng: Làm việc chặt chẽ với marketing, kỹ thuật, bán hàng để đảm bảo sản phẩm thành công trên thị trường.
  • Quản lý dự án: Điều hành các dự án phát triển hoặc cải tiến sản phẩm, đảm bảo đúng tiến độ và ngân sách.
  • Báo cáo: Theo dõi và báo cáo hiệu suất sản phẩm, tiến độ dự án, đề xuất cải tiến.

Product Operation Executive

Vai trò: Đảm nhận quản lý và điều hành các hoạt động thương mại điện tử, từ vận hành trang web đến hỗ trợ khách hàng.

Nhiệm vụ:

  • Quản lý hoạt động E-commerce: Điều hành các quy trình đặt hàng, xử lý đơn, giao hàng.
  • Quản lý sản phẩm: Đăng sản phẩm mới, cập nhật thông tin, duy trì danh mục sản phẩm hấp dẫn.
  • Quản lý kho và vận chuyển: Theo dõi tồn kho, tối ưu hóa quy trình giao hàng, giảm chi phí.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm: Đảm bảo giao diện website thân thiện, tốc độ tải nhanh, thanh toán an toàn.
  • Phản hồi khách hàng: Xử lý yêu cầu, hỗ trợ khách hàng khi có vấn đề phát sinh.

E-commerce Operations Executive

Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu suất cao nhất.

Nhiệm vụ:

  • Quản lý hoạt động: Điều phối các hoạt động hàng ngày, giám sát và tối ưu hóa quy trình.
  • Lập kế hoạch: Phân bổ nhiệm vụ, lập kế hoạch vận hành hiệu quả.
  • Quản lý tài nguyên: Sử dụng tối ưu nhân lực, vật liệu, ngân sách.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Cải tiến quy trình, giảm lãng phí.
  • Quản lý nhân viên: Hướng dẫn, đào tạo và đánh giá hiệu suất nhân sự.
  • Giải quyết vấn đề: Xử lý các sự cố phát sinh trong vận hành.
  • Tuân thủ quy định: Đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ quy định pháp luật và tiêu chuẩn ngành.

Operation Manager

Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu suất cao nhất.

Nhiệm vụ:

  • Quản lý hoạt động: Điều phối các hoạt động hàng ngày, giám sát và tối ưu hóa quy trình.
  • Lập kế hoạch: Phân bổ nhiệm vụ, lập kế hoạch vận hành hiệu quả.
  • Quản lý tài nguyên: Sử dụng tối ưu nhân lực, vật liệu, ngân sách.
  • Tối ưu hóa hiệu suất: Cải tiến quy trình, giảm lãng phí.
  • Quản lý nhân viên: Hướng dẫn, đào tạo và đánh giá hiệu suất nhân sự.
  • Giải quyết vấn đề: Xử lý các sự cố phát sinh trong vận hành.
  • Tuân thủ quy định: Đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ quy định pháp luật và tiêu chuẩn ngành.

Operation Support

Vai trò: Bộ phận hỗ trợ vận hành, đảm bảo xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, duy trì hoạt động suôn sẻ.

Nhiệm vụ:

  • Hỗ trợ kỹ thuật: Giải quyết sự cố, cung cấp hướng dẫn cho nhân viên hoặc khách hàng.
  • Quản lý tài liệu: Duy trì tài liệu, dữ liệu liên quan đến hoạt động vận hành.
  • Cập nhật quy trình: Xây dựng và điều chỉnh quy trình, quy định vận hành.
  • Giải quyết sự cố: Đáp ứng yêu cầu hỗ trợ, đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Hỗ trợ phần mềm: Đảm bảo hệ thống và công cụ vận hành ổn định, hiệu quả.
  • Đào tạo nhân viên: Cung cấp hướng dẫn, đào tạo nhân sự mới và hỗ trợ đội ngũ hiện tại.
(2)-cac-cong-viec-lien-quan-den-operation
Các công việc liên quan đến Operation

Nhiệm vụ của bộ phận Operation

Xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh

  • Lập kế hoạch: Phát triển các kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
  • Triển khai kế hoạch: Chuyển hóa các chiến lược được phê duyệt thành các hoạt động cụ thể, có tính khả thi.
  • Giám sát và đánh giá: Theo dõi quá trình thực hiện, đánh giá hiệu quả của kế hoạch và đưa ra các giải pháp khắc phục nếu mục tiêu không đạt được.

Triển khai kế hoạch phát triển thị trường, tiếp thị sản phẩm

  • Hỗ trợ chiến lược tiếp thị: Đảm bảo thông tin về khả năng sản xuất, cung ứng được cung cấp đầy đủ và chính xác để hỗ trợ chiến lược marketing.
  • Quản lý nguồn lực: Phối hợp quản lý lịch trình sản xuất, phân phối, tối ưu hóa tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Phát triển thị trường: Tham gia vào việc mở rộng phạm vi thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực hiện các chính sách đào tạo đội ngũ nhân sự

  • Xác định nhu cầu đào tạo: Đánh giá các kỹ năng, kiến thức cần thiết và đưa ra các đề xuất đào tạo phù – hợp.
  • Phối hợp với phòng Nhân sự: Cùng tối ưu quy trình tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo hiệu quả, giúp nâng cao năng lực nhân viên để đáp ứng yêu cầu công việc.
  • Hỗ trợ thực hiện: Đề xuất nội dung, chủ đề đào tạo liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ vận hành và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
(3)-nhiem-vu-cua-bo-phan-operation
Nhiệm vụ của bộ phận Operation

Điểm khác nhau giữa Operation và BackOffice

Bộ phận Operation và bộ phận Backoffice đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một tổ chức. Tuy nhiên, chúng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Tiêu chíOperationBackoffice
Vị tríTham gia trực tiếp vào quy trình vận hànhHỗ trợ các nghiệp vụ hậu trường
Trách nhiệmTrực tiếp điều hành, quản lý hoạt động sản xuấtHỗ trợ không trực tiếp các hoạt động sản xuất
Phạm vi công việcLiên quan đến sản phẩm và dịch vụPhối hợp, hỗ trợ nhiều bộ phận

Bảng 4. So sánh giữa bộ phận Operation và bộ phận BackOffice

(4)-diem-khac-nhau-giua-operation-va-backoffice
Điểm khác nhau giữa Operation và BackOffice

Dịch vụ tính lương terra Payroll

Dịch vụ tính lương terra Payroll là giải pháp ưu việt cho doanh nghiệp trong việc xử lý các nghiệp vụ lương. terra Payroll giúp khối hành chính doanh nghiệp giảm được lượng công việc nhờ:

  • Thiết kế cách thức tính lương theo nhu cầu từng doanh nghiệp: Hỗ trợ xây dựng bảng lương phù hợp với cơ cấu tổ chức, chính sách và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp;
  • Đội ngũ nhiều kinh nghiệm: đội ngũ terra với nhiều năm kinh nghiệm, đã xử lý thành công các vấn đề về tiền lương, quyết toán thuế TNCN và BHXH cho hơn 250 doanh nghiệp thuộc đa dạng lĩnh vực;
  • Tư vấn pháp lý: Cung cấp tư vấn chuyên sâu, am hiểu thị trường và cập nhật các quy định pháp luật mới nhất để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng quy định;
  • Hệ thống kết nối trực tuyến: Tích hợp với terra HR System, hỗ trợ các tính năng như cung cấp phiếu lương trực tuyến, giải pháp quản lý chấm công, nghỉ phép, làm thêm giờ,… giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý nhân sự;
  • Đồng hành cùng doanh nghiệp: Đội ngũ tư vấn luôn nhiệt tình và đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo vận hành hệ thống hiệu quả, minh bạch và chính xác.

Về phí dịch vụ, terra đề xuất dựa trên số lượng nhân sự và tính năng doanh nghiệp muốn sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay, khi đăng ký dịch vụ tính luong terra Payroll, khách hàng sẽ được dùng miễn phí phần mềm quản trị nhân sự terra HR System.

dich-vu-tinh-luong-terra-payroll
Dịch vụ tính lương terra Payroll

Hãy nhanh tay để lại thông tin liên hệ theo mẫu bên dưới, terra sẽ tư vấn chi tiết cho bạn!

 

    Họ và tên*

    Số điện thoại*

    Email*

    Bạn muốn nhận báo giá chi tiết gói dịch vụ:*

    Tin tức liên quan

    Tính lương, thuế TNCN và BHXH trọn gói

    TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN
    25 TRIỆU ĐỒNG
    CHO NĂM ĐẦU TIÊN!

    Scroll to Top