logo

Mục Lục

Thời điểm thanh tra lao động có thể kiểm tra việc doanh nghiệp nộp Báo cáo lao động

11/10/2024

Thanh tra lao động là gì? nắm rõ các quy định và quy trình liên quan đến thanh tra lao động không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật mà còn giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc thanh tra đột xuất, hãy cùng terra tìm hiểu ngay dưới đây nhé! 

Thanh tra lao động là gì?

Khái niệm

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010, “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.” 

Dinh-nghia-ve-thanh-tra-lao-dong-terra
Định nghĩa về thanh tra lao động

Do đó, thanh tra lao động cũng được hiểu tương tự như khái niệm thanh tra. Chỉ khác ở chỗ,  thanh tra lao động là hoạt động kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ pháp luật lao động của các tổ chức và cá nhân. Hoạt động này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động, theo quy trình và thủ tục được pháp luật quy định. 

Mục đích

Mục đích của thanh tra lao động là đảm bảo các chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân được thực hiện đúng cách. Qua đó, thanh tra lao động không chỉ giúp các cơ quan chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ các công ty trong việc thực thi các chính sách lao động một cách hiệu quả.

Cơ quan thực hiện thanh tra lao động

Theo Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP, cơ quan thực hiện thanh tra lao động bao gồm:

– Cơ quan thanh tra nhà nước:

+ Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);

+ Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

+ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

+ Cục Quản lý lao động ngoài nước;

+ Cục An toàn lao động.

Quyền của thanh tra lao động

Theo Điều 216 của Bộ luật Lao động năm 2019, quyền hạn của thanh tra lao động được quy định như sau:

  • Thanh tra lao động có quyền tiến hành thanh tra và điều tra tại những địa điểm thuộc phạm vi và đối tượng được giao theo quyết định thanh tra
  • Trong trường hợp khẩn cấp, khi có nguy cơ đe dọa đến an toàn, sức khỏe, tính mạng hoặc danh dự của người lao động tại nơi làm việc, thanh tra lao động có thể thực hiện thanh tranh đột xuất không cần báo trước. 

Quyền hạn cụ thể của các cơ quan thanh tra lao động khác nhau được xác định tại Nghị định 110/2017/NĐ-CP và Luật Thanh tra năm 2010 như sau:

Quyền hạn của Thanh tra Bộ lao động

Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì hoặc tham gia vào việc xây dựng các văn bản pháp lý theo sự phân công của Bộ trưởng. Họ kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản pháp luật nhằm nâng cao quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

  • Lập kế hoạch thanh tra: Xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng. Họ cũng hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của các cơ quan chuyên ngành.
  • Thanh tra các lĩnh vực chuyên ngành: Tiến hành thanh tra việc tuân thủ pháp luật trong nhiều lĩnh vực như an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, giáo dục nghề nghiệp, và nhiều vấn đề khác liên quan đến người lao động và xã hội như việc các doanh nghiệp có nộp đầy đủ các loại báo cáo lao động: báo cáo tình hình sử dụng lao động, báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp, báo cáo an toàn vệ sinh lao động,…
  • Kiểm tra thực hiện chính sách: Đánh giá việc thực hiện chính sách và pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ.
  • Thanh tra đột xuất: Thực hiện thanh tra đột xuất khi cần thiết và tham gia vào các đoàn thanh tra do Nhà nước hoặc các bộ ngành khác tổ chức.
  • Điều tra tai nạn lao động: Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động và vi phạm quy định về an toàn lao động.
  • Giải quyết khiếu nại: Hỗ trợ Bộ trưởng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động và xã hội.
  • Phòng chống tham nhũng: Giúp Bộ trưởng quản lý công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực theo quy định của pháp luật.
  • Đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ: Tổ chức các khóa tập huấn cho thanh tra viên và cán bộ công chức về nghiệp vụ thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
  • Tổng hợp báo cáo: Tổng hợp và báo cáo kết quả công tác thanh tra cho Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ.

Ngoài những nhiệm vụ chính trên, Thanh tra Bộ còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng.

Thanh-tra-lao-dong-co-nhung-quyen-cu-the-nao-terra
Thanh tra lao động có những quyền cụ thể nào?

Quyền hạn của Thanh tra Sở lao động

Thanh tra Sở có trách nhiệm lập kế hoạch thanh tra và trình Giám đốc Sở phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Thanh tra Sở tổ chức thực hiện kế hoạch đó và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành thuộc Sở.

  • Thanh tra chính sách và pháp luật: Đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà Sở quản lý.
  • Thanh tra chuyên ngành: Tiến hành thanh tra việc tuân thủ các quy định chuyên ngành và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực của Sở, cũng như các vụ việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở.
  • Hướng dẫn và kiểm tra: Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc Sở trong việc thực hiện các quy định về thanh tra.
  • Báo cáo kết quả thanh tra: Yêu cầu các thủ trưởng cơ quan thực hiện thanh tra chuyên ngành báo cáo công tác thanh tra và tổng hợp kết quả.
  • Theo dõi kết luận thanh tra: Kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý của Giám đốc Sở và Thanh tra Sở.
  • Kiểm tra kết luận thanh tra: Đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của các kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra khi cần thiết.
  • Giải quyết khiếu nại: Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại và tố cáo theo quy định pháp luật.
  • Điều tra tai nạn lao động: Tiến hành điều tra các vụ tai nạn lao động và vi phạm quy định an toàn, vệ sinh lao động.
  • Hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật: Hỗ trợ áp dụng hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn về điều kiện lao động và an toàn lao động.
  • Tuyên truyền và kiểm tra: Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở trong việc thực hiện các quy định về thanh tra và phòng chống tham nhũng.
Thanh-tra-lao-dong-cap-so-co-quyen-gi-terra
Thanh tra lao động cấp sở có quyền gì?

Nội dung thanh tra lao động gồm những gì?

Theo Điều 214 của Bộ luật Lao động năm 2019, nội dung thanh tra lao động bao gồm các lĩnh vực sau:

  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về lao động.
  • Điều tra tai nạn lao động và các vi phạm liên quan đến an toàn và vệ sinh lao động.
  • Tham gia vào việc hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
  • Giải quyết các khiếu nại và tố cáo liên quan đến lĩnh vực lao động theo quy định pháp luật.
  • Xử lý các vi phạm pháp luật về lao động trong phạm vi thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý vi phạm.

Thêm vào đó, Điều 15 của Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định các nội dung liên quan đến thanh tra chuyên ngành về lao động và an toàn vệ sinh lao động như sau:

  • Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật lao động, bao gồm:
    • Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
    • Hợp đồng lao động.
    • Đào tạo nghề và thực hành nghề.
    • Tiền lương.
    • Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
    • Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
    • Báo cáo lao động định kỳ: Báo cáo tình hình sử dụng lao động, Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động, Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động, Báo cáo tình hình tham gia BHTN
    • Các quy định riêng áp dụng cho lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác.
    • Các quy định khác trong lĩnh vực lao động.
  • Kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động:
    • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm và có hại cho người lao động.
    • Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
    • Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho các nhóm lao động đặc thù.
    • Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh.
    • Hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ an toàn và vệ sinh lao động.

Khi nào sẽ có thanh tra lao động?

Thông thường, thanh tra lao động sẽ tiến hành kiểm tra tổ chức, doanh nghiệp trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khi phát hiện tổ chức hoặc doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định về luật lao động, được nêu trong các báo cáo định kỳ. Các vấn đề sai phạm có thể bao gồm: quy trình tuyển dụng, chương trình đào tạo, an toàn lao động, vệ sinh lao động, việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, báo cáo lao động định kỳ, cũng như các vấn đề liên quan đến tiền lương và thời gian làm việc của người lao động.

Trường hợp 2: Khi doanh nghiệp nhận khiếu nại hoặc tố cáo từ các cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động ở các cấp khác nhau.

Trường hợp 3: Khi phát hiện các hành vi tham nhũng liên quan đến cá nhân, tổ chức, hoặc cơ quan trong nước và nước ngoài thuộc phạm vi giám sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Xử lý vi phạm trong thanh tra lao động

Một số vi phạm thường gặp khi thanh tra lao động có thể kể đến như:

Sai phạm về hợp đồng lao động

Khi thanh tra doanh nghiệp, các hợp đồng lao động (HĐLĐ) là một trong những hạng mục được chú trọng kiểm tra. Các tài liệu thường yêu cầu bao gồm HĐLĐ đã ký, hợp đồng thử việc, hợp đồng thuê lại lao động (nếu có), và hồ sơ chấm dứt HĐLĐ. Một số sai phạm thường gặp:

  • Không giao bản hợp đồng lao động cho người lao động ký
  • Thử việc người lao động không đúng quy định
  • Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó
  • Không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động; thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Ở hạng mục này, các hành vi vi phạm thường gặp sẽ bị xử phạt tiền trong mức dao động từ 1.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, tùy hành vi và mức độ vi phạm.

Sai phạm về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Dựa trên thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo quy định trong Nội quy lao động, quy chế nội bộ, khi thanh tra kiểm tra việc thực hiện quy định về mặt thực tế doanh nghiệp thường mắc các sai phạm sau:

  • Thực hiện không đúng quy định về thời gian làm việc bình thường, không quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần.
  • Thực hiện không đúng quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương
  • Không giảm thời gian làm việc đối với lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Thúc ép người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định mà không thỏa thuận trước.

Ở hạng mục này, mức xử phạt vi phạm hành chính dao động ở mức từ 4.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Muc-phat-cho-sai-pham-khi-bi-thanh-tra-lao-dong-terra
Mức phạt cho sai phạm khi bị thanh tra lao động

Sai phạm về báo cáo lao động định kỳ 

Báo cáo lao động là nghĩa vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện, một số sai phạm có thể kể đến khi thanh tra lao động là:

  • Nộp trễ, nộp thiếu báo cáo lao động.
  • Không nộp báo cáo lao động theo đúng quy định pháp luật.

Ở hạng mục này, mức xử phạt vi phạm hành chính đối dao động ở mức từ 2.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Việc thực hiện và báo cáo lao động luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp bởi quy trình còn phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới, có bộ phận nhân sự còn non trẻ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc không nộp hoặc nộp trễ báo cáo lao động không chỉ khiến doanh nghiệp bị xử phạt mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh uy tín của doanh nghiệp. 

Thấu hiểu những khó khăn đó, terra cung cấp gói dịch vụ báo cáo lao động chuyên nghiệp, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu gánh nặng hành chính và rủi ro vi phạm pháp luật.

Dịch vụ báo cáo lao động từ terra

terra là nền tảng được phát triển bởi tập đoàn I-GLOCAL với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế – kế toán, mang đến giải pháp báo cáo lao động toàn diện.

Tại sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ báo cáo lao động của terra?

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Với hơn 250 doanh nghiệp đã tin tưởng sử dụng dịch vụ, đội ngũ chuyên gia của terra am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, thủ tục hành chính và nghiệp vụ liên quan đến báo cáo lao động.
  • Chuyên môn đa dạng: Ngoài báo cáo lao động, terra còn cung cấp các dịch vụ tư vấn về tính lương, quyết toán thuế và bảo hiểm xã hội, giúp doanh nghiệp quản trị nhân sự một cách hiệu quả.
  • Cam kết chất lượng: terra đảm bảo tính chính xác, bảo mật và tuân thủ pháp luật. 
  • Hỗ trợ toàn diện: Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin theo yêu cầu, terra sẽ lo liệu toàn bộ quá trình từ việc chuẩn bị hồ sơ đến nộp báo cáo cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tập trung vào các hoạt động kinh doanh khác. 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ BÁO CÁO LAO ĐỘNG TỪ terra

 

BÁO CÁO QUAN TRỌNG CẦN THỰC HIỆN

GIỮA NĂM

CUỐI NĂM

1Báo cáo tình hình sử dụng lao động 

2Báo cáo tai nạn lao động

3Báo cáo tình hình sử dụng lao động người nước ngoài

4Báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

 
5Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động 

6Báo cáo kết quả hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 

Chi phí (2,000,000 đ/lần báo cáo):

8,000,000 đ

10,000,000 đ

BÁO CÁO ĐI KÈM CHO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

GIỮA NĂM

CUỐI NĂM

1 Báo cáo biến động tình hình nhân sự Việt Nam

2Báo cáo về tình hình tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam (dành cho văn phòng đại diện) 

Chi phí:

2,000,000 đ

TỔNG CỘNG (CẢ NĂM)

8,000,000 đ

12,000,000 đ

Ưu đãi đặc biệt: Trong 3 tháng cuối năm, khi đăng ký sử dụng dịch vụ tính lương terra Payroll, doanh nghiệp có thể mua gói dịch vụ báo cáo lao động với giá tiết kiệm, chỉ 6.000.000đ (cho 6 báo cáo thực hiện vào cuối năm)

Liên hệ ngay với terra để nhận được hỗ trợ nhanh chóng!

    Họ và tên*

    Số điện thoại*

    Email*

    Bạn muốn nhận báo giá tự động gói dịch vụ:*

    Tin tức liên quan

    Tính lương, thuế TNCN và BHXH trọn gói

    TIẾT KIỆM LÊN ĐẾN
    25 TRIỆU ĐỒNG
    CHO NĂM ĐẦU TIÊN!

    Scroll to Top