Tra cứu mã số thuế là bước quan trọng giúp cá nhân và doanh nghiệp kiểm soát nghĩa vụ thuế của mình một cách chính xác. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp tra cứu mã số thuế cá nhân và doanh nghiệp đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo đúng thông tin và tuân thủ pháp luật.
1. Mã số thuế là gì?
Mã số thuế (MST) là mã do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
MST có thể bao gồm dãy số, chữ cái hoặc ký tự. Thông qua mã số thuế, có thể xác định và phân biệt từng người nộp thuế, bao gồm cả những cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, với sự quản lý thống nhất trên toàn quốc.
2. Mã số thuế cá nhân là gì?
Mã số thuế cá nhân là chuỗi gồm 10 hoặc 13 chữ số và ký tự, được cấp bởi cơ quan thuế. Mục đích của việc cấp mã số thuế cá nhân cho người nộp thuế là nhằm quản lý nghĩa vụ thuế mà cá nhân lao động phải thực hiện khi có phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Mỗi cá nhân khi kê khai thu nhập chỉ được sử dụng một mã số thuế cá nhân duy nhất.
3. Có những cách tra cứu mã số thuế cá nhân nào?
Dưới đây là 3 cách tra cứu mã số thuế cá nhân phổ biến và đơn giản nhất:
Tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang Thuế điện tử
Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế qua địa chỉ:
Bước 2: Chọn mục “Cá nhân”
Bước 3: Tiếp tục chọn “Tra cứu thông tin “người nộp thuế (NNT)”
Bước 4: Nhập số CCCD cùng mã xác nhận, tiếp theo nhấn “Tra cứu”
Bước 5: Kết quả tra cứu mã số thuế cá nhân sẽ hiển thị ngay sau đó.
Tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang web Thuế Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào mục “Tra cứu” của Trang thông tin của Tổng cục thuế
Bước 2: Nhập số CCCD.
Nhập số CCCD vào ô “Số chứng minh thư/Thẻ căn cước” trong phần “Thông tin về người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN)”
Bước 3: Điền mã xác nhận (chú ý nhập chính xác chữ hoa và chữ thường theo yêu cầu)
Bước 4: Nhấn “Tra cứu” để xem kết quả.
Kết quả sẽ bao gồm các thông tin như mã số thuế, tên người nộp thuế, cơ quan thuế, số CMT/CCCD, ngày thay đổi thông tin gần nhất, và ghi chú.
Tra cứu mã số thuế cá nhân trên ứng eTax Mobile
eTax Mobile là ứng dụng Thuế điện tử từ Tổng cục Thuế, được phát triển cho thiết bị di động thông minh chạy hệ điều hành iOS và Android. Ứng dụng giúp cá nhân, hộ kinh doanh, và cá nhân kinh doanh dễ dàng tra cứu các thông tin liên quan đến thuế mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối 3G, 4G, Wifi hoặc GPRS.
Bước 1: Cài đặt ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại di động qua phần mềm app store đối với hệ điều hành IOS và Google Play đối với hệ điều hành android.
Bước 2: Mở ứng dụng, chọn mục “Tiện ích” và nhấn “Tra cứu thông tin người nộp thuế (NNT)”.
Bước 3. Điền các thông tin như: số CMND/CCCD, nhập mã captcha rồi nhấn “Tra cứu”. Kết quả sẽ hiển thị các thông tin như: họ tên, mã số thuế, địa chỉ và người đại diện.
4. Mã số thuế doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp là một chuỗi số do Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tạo ra và cấp cho doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi mã số là duy nhất và không thể tái sử dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác.
Mã số này được sử dụng để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế, các thủ tục hành chính và các quyền, nghĩa vụ khác.
5. Có những cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp nào
Dưới đây là 4 cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp phổ biến và đơn giản nhất:
Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên trang tổng cục thuế
Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục Thuế
Bước 2: Chọn tab “Thông tin về người nộp thuế” để tra cứu mã số thuế của doanh nghiệp
Bước 3: Nhập thông tin vào 1 trong 4 ô thông tin để tra cứu mã số thuế:
- Mã số thuế (doanh nghiệp)
- Tên tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế (nhập tên đầy đủ hoặc từ khóa liên quan đến thương hiệu công ty)
- Địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh (nhập địa chỉ đầy đủ hoặc từ khóa có chứa tên tòa nhà…)
- Số CMT/Thẻ căn cước của người đại diện.
Bước 4: Điền mã xác nhận theo ký tự hiển thị trong ô capcha.
Bước 5: Chọn “Tra cứu“ để xem kết quả.
Kết quả tra cứu có thể hiện ra như sau:
Trường hợp 1:
Khi bảng kết quả tra cứu được trả về, bạn sẽ thấy danh sách các doanh nghiệp có thông tin khớp hoặc tương tự với “Thông tin tra cứu” đã nhập ở bước 3.
Kết quả tra cứu doanh nghiệp trên trang của Tổng cục Thuế sẽ bao gồm:
- Mã số thuế doanh nghiệp
- Tên người nộp thuế
- Cơ quan thuế quản lý
- Số CMT/Thẻ căn cước của người đại diện pháp lý
- Ngày cập nhật thông tin gần nhất
- Ghi chú về tình trạng doanh nghiệp (đang hoạt động, tạm ngừng hoạt động,…)
Bạn có thể Click vào tên công ty tại cột “Tên người nộp thuế” trong Bảng thông tin tra cứu để xem thêm các thông tin chi tiết của doanh nghiệp đó.
Trường hợp 2:
Bảng kết quả tra cứu hiển thị thông báo “Không tìm thấy người nộp thuế nào phù hợp”. Điều này có nghĩa là bộ lọc tìm kiếm trên cổng thông tin Thuế Việt Nam không thể xác định thông tin dựa trên dữ liệu mà bạn đã cung cấp.
Tra cứu mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Tại góc phải màn hình, bạn hãy nhập tên doanh nghiệp hoặc mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm.
Sau khi nhập, hệ thống sẽ tự động đề xuất những tên công ty tương tự hoặc gần giống với tên bạn đã tìm kiếm. Hãy chọn tên doanh nghiệp phù hợp với mục đích tra cứu từ các gợi ý này.
Khi tra cứu mã số thuế doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia, bạn sẽ không chỉ biết được mã số thuế mà còn có thể tra cứu các thông tin cơ bản khác về doanh nghiệp, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp / tên viết bằng tiếng nước ngoài
- Tên viết tắt của doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp
- Loại hình pháp lý
- Ngày thành lập
- Tên người đại diện theo pháp luật
- Địa chỉ trụ sở chính
- Mẫu dấu (nếu có)
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- Danh sách các báo cáo điện tử đã đăng ký
Tra cứu mã số thuế công ty trên giấy phép đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký thành lập, mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có ghi mã số thuế. Người dùng có thể sử dụng thông tin này để tra cứu nếu vẫn giữ giấy chứng nhận.
Tra cứu thông tin doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 1: Soạn thảo đơn đề nghị cung cấp thông tin doanh nghiệp, ghi rõ lý do và các thông tin cần tra cứu.
Bước 2: Nộp đơn đề nghị tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Nếu đơn của bạn được chấp nhận, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi văn bản phản hồi kèm theo thông tin doanh nghiệp mà bạn đã yêu cầu.
Lưu ý: Khi sử dụng phương pháp tra cứu này, bạn sẽ phải thanh toán một khoản phí theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC như sau:
Nội dung cung cấp thông tin | Mức thu |
Thông tin trên:
| 20.000 đồng/bản |
Thông tin trong:
| 40.000 đồng/bản |
Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp | 150.000 đồng/báo cáo |
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp | 100.000 đồng/lần |
Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên | 4.500.000 đồng/tháng |
6. Những điều cần biết về mã số thuế
Một số câu hỏi thường gặp về mã số thuế cá nhân
Khi bắt đầu tìm hiểu về mã số thuế cá nhân, không ít người gặp phải nhiều thắc mắc. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến mã số thuế cá nhân:
Đối tượng cần đăng ký mã số thuế cá nhân là ai?
Theo quy định, các đối tượng phải đăng ký mã số thuế cá nhân bao gồm:
- Doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân chi trả thu nhập, nhằm thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
- Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế, như tiền lương, kinh doanh, đầu tư, hoặc thu nhập từ chuyển nhượng tài sản.
- Cá nhân có người phụ thuộc hoặc là người phụ thuộc, để được hưởng các quyền lợi giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật.
Có thay đổi được mã số thuế cá nhân khi đổi số căn cước không?
Theo quy định hiện hành, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất và sử dụng mã số này suốt đời. Vì vậy, dù có thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân, mã số thuế thu nhập cá nhân của người đó vẫn giữ nguyên, không có sự thay đổi.
Tương tự, với người phụ thuộc, nếu đã được đăng ký là người phụ thuộc của một cá nhân chịu thuế thu nhập cá nhân, họ cũng sẽ được cấp mã số thuế riêng. Mã số này sẽ trở thành mã số thuế thu nhập cá nhân của họ sau này. Do đó, mã số thuế của một cá nhân không thay đổi trong mọi trường hợp.
Làm thế nào để tra cứu mã số thuế cá nhân người phụ thuộc?
Để tra cứu mã số thuế cá nhân người phụ thuộc, bạn có thể:
Bước 1: Tải ứng dụng eTax Mobile.
Bước 2: Trong mục “Tiện ích”, chọn “Tra cứu thông tin NPT”.
Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin như mã số thuế, số CMND hoặc CCCD, sau đó nhấn “Tra cứu” để xem kết quả.
Làm thế nào khi tra cứu mã số thuế cá nhân xuất hiện tận 2 mã?
Nếu cá nhân có hai mã số thuế, cần phải hủy bỏ mã số thuế được cấp sau và chỉ sử dụng mã số thuế đầu tiên để thực hiện kê khai, nộp thuế hoặc khấu trừ thu nhập phát sinh theo các quy định hiện hành của pháp luật về thuế.
Một số câu hỏi thường gặp về mã số thuế doanh nghiệp
Một số vấn đề hay gặp liên quan đến mã số thuế doanh nghiệp:
Tra cứu mã số thuế công ty có biết được tình trạng hoạt động của công ty hay không?
Khi tra cứu mã số thuế của công ty, bạn có thể dễ dàng xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, biết được liệu công ty đó còn đang hoạt động hay không.
Mã số thuế có thay đổi khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ hoặc tên không?
Mã số thuế của doanh nghiệp là một mã số duy nhất, được cấp khi doanh nghiệp được thành lập và nó không thay đổi ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện các thay đổi như đổi tên hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở.
Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?
Mã số thuế của doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp thực chất là một. Mã số này được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến thuế, thực hiện thủ tục hành chính và các quyền, nghĩa vụ khác của doanh nghiệp.
Việc thống nhất giữa hai mã số này giúp đơn giản hóa quy trình quản lý và theo dõi thông tin của doanh nghiệp, đảm bảo rằng tất cả các hoạt động và giao dịch đều được ghi nhận một cách chính xác và hợp lệ.
Có tra cứu mã số thuế doanh nghiệp hàng loạt được không?
Hiện tại, chưa có công cụ nào cho phép người dùng tra cứu mã số doanh nghiệp theo hình thức hàng loạt. Bạn chỉ có thể tra cứu thông tin về danh sách các chi nhánh và văn phòng đại diện của một doanh nghiệp thông qua năm phương thức đã nêu trên.
Dịch vụ quyết toán thuế từ terra
Ngoài ra, nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp cần một đơn vị hỗ trợ quyết toán thuế TNCN toàn diện – minh bạch – chính xác, thì terra luôn sẵn sàng đồng hành:
Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 250 doanh nghiệp C&B đa quy mô trong các nghiệp vụ về thuế, terra tự tin sẽ giúp doanh nghiệp:
- Giảm 30% gánh nặng xử lý lương và thuế.
- Tối ưu hóa 20% chi phí và nguồn lực nhờ vào dịch vụ chuyên nghiệp.
- Đảm bảo 100% tính chính xác và giảm thiểu rủi ro thuế.
- Cam kết tuân thủ 100% quy định pháp luật
Dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho cá nhân
Đến với dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trọn gói cho cá nhân, terra hỗ trợ:
- Báo cáo tóm tắt lương hàng tháng
- Kiểm tra mã số thuế cá nhân
- Kiểm tra thông tin người phụ thuộc để khấu trừ
- Nộp tờ khai PIT
Dịch vụ quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp
Đối với dịch vụ quyết toán thuế TNCN toàn diện cho doanh nghiệp, terra hỗ trợ:
- Xem lại công thức tính lương
- Thực hiện tính lương lại
- Kiểm tra mã số thuế cá nhân của nhân viên
- Kiểm tra thông tin người phụ thuộc để khấu trừ
- Nộp tờ khai PIT
- Chuẩn bị và gửi giấy chứng nhận khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Khi lựa chọn dịch vụ quyết toán thuế TNCN từ terra, khách hàng sẽ được đồng chăm sóc qua từng bước của quy trình. Cụ thể, quy trình dịch vụ sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: terra sẽ tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệp về quy trình và hướng dẫn chi tiết các thông tin, hồ sơ cần chuẩn bị.
Bước 2: Cá nhân, doanh nghiệp cung cấp các dữ liệu cần thiết theo hướng dẫn từ terra.
Bước 3: terra sẽ hoàn thiện tờ khai và chuẩn bị hồ sơ; sau đó, cá nhân, doanh nghiệp sẽ kiểm tra và xác nhận.
Bước 4: terra sẽ thay mặt cá nhân, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan thuế, giúp đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Liên hệ ngay với terra để nhận được tư vấn sớm nhất nhé!