Tin tức

Cân bằng công việc và cuộc sống không phải là thành tựu, mà là một chu kỳ ai cũng nên có

2022-10-17

url-copy

Bất chấp những bằng chứng cụ thể cho thấy làm việc nhiều giờ mang lại sự kiệt quệ cho cả nhân viên và quản lý, nhiều chuyên gia nhân sự vẫn phải vật lộn để vượt qua các giả định đã ăn sâu vào định nghĩa của họ xung quanh giờ làm việc.  Cần phải làm gì để giải phóng nhân viên khỏi tình trạng làm việc quá sức và đạt được sự cân bằng bền vững giữa công việc và cuộc sống?

Để khám phá lời giải cho câu hỏi này, tờ báo Harvard Business Review đã thực hiện gần 200 cuộc phỏng vấn sâu với 78 chuyên gia nhân sự đến từ các văn phòng ở London của một công ty luật đa quốc gia và một công ty kế toán. Họ đã có cuộc trò chuyện với các nhân viên của hai công ty này và hầu hết những người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50, với ít nhất một đối tượng phụ thuộc, và đang đảm nhiệm vai trò quản lý cấp trung hoặc cao.

Phần lớn những người được phỏng vấn mô tả công việc của họ rất khắt khe, mệt mỏi và áp lực, họ dường như coi việc làm việc nhiều giờ là điều hiển nhiên và cho rằng làm việc nhiều giờ là cần thiết để đạt được thành công nghề nghiệp. Tuy vậy, khoảng 30% nam giới và 50% phụ nữ trong cuộc khảo sát không đồng tình với việc làm việc nhiều giờ, họ còn đưa ra một loạt các chiến lược để duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Ở mức độ cao hơn, nghiên cứu của tờ báo này cho thấy, để đạt được sự cân bằng giữa nghề nghiệp và đời sống cá nhân là sự kết hợp giữa phản xạ – hoặc đặt câu hỏi về các giả định để tăng nhận thức  – và xác định lại vai trò của các khía cạnh có chủ ý. Quan trọng hơn, nghiên cứu của Harvard cho thấy đây không phải là cách khắc phục một lần, mà là một chu kỳ phải thực hiện liên tục. Chu trình này được tạo thành từ năm bước riêng biệt:

Tạm dừng và tạo khoảng nghỉ

Tam-dung-va-tao-khoang-nghi

Hãy cho bản thân một khoảng lặng và tự hỏi : Điều gì hiện đang khiến tôi căng thẳng, mất cân bằng hoặc mệt mỏi? Những rào cản này ảnh hưởng như thế nào đến cách tôi thực hiện và tương tác với công việc của mình? Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của tôi như thế nào? Tôi đang ưu tiên những gì? Tôi đang hy sinh điều gì để đạt được mục tiêu ? Chỉ sau khi bạn tạm dừng mọi thứ và tự vấn những yếu tố này, bạn mới có thể bắt đầu giải quyết chúng.

Ví dụ điển hình là Maya *- một cộng sự cấp cao tại một công ty luật,  sau vài năm tập trung cao độ vào sự nghiệp của mình đã mô tả cảm giác hiện tại rằng cô cảm thấy như đã chạm đáy vực. Chỉ đến thời điểm này, cô mới nhận ra những thiệt hại mà công việc quá sức đã gây ra cho gia đình cô – và đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của chính cô:

“Tôi đã làm việc khá nhiều giờ… đó là một thời kỳ khủng khiếp … Và tôi nghĩ đó chính là nguyên nhân cho cảm giác kiệt sức hiện tại. Tôi nghĩ, tôi không để điều tương tự xảy ra nữa. Thật may mắn, tôi đã tạm dừng mọi thứ và cho phép bản thân được lùi lại một bước.”

Tương tự, nhân viên công ty Luật – Kate tâm sự rằng sau khi sinh con trai, cô ấy đã trải qua một sự thay đổi lớn về tinh thần. Dù ý tưởng “[tôi] phải làm việc, phải làm việc, phải làm việc” đã được in sâu vào suy nghĩ, nhưng giờ đây cô phải đối mặt “cuộc xung đột” giữa ý tưởng này và “[tôi] đang ở đâu” với tư cách là một người mẹ. Sự kiện con trai chào đời là động lực để cô nhận thức được sự không phù hợp giữa hoàn cảnh hiện tại và các ưu tiên cá nhân của mình, và bắt đầu thay đổi thói quen làm việc nhiều giờ của mình.

Tất nhiên, dù là các chuyên gia, họ cũng có cuộc sống rất bận rộn. Nhiều người trong số họ tâm sự rằng họ không có thời gian hoặc năng lượng để dừng lại và suy ngẫm. Tuy nhiên, khi các sự kiện lớn trong cuộc đời xảy ra- chẳng hạn như sự chào đời của một đứa bé hoặc khi chúng ta mất đi của một người thân yêu, bạn đều có thể tạm dừng và bắt đầu suy nghĩ lại về các ưu tiên của mình bất cứ lúc nào. Một số người có thể không gặp bất kỳ trở ngại nào với thời gian làm việc dài, nhưng dành thời gian để suy nghĩ thông qua những câu hỏi này và thừa nhận những đánh đổi cho công việc (cho dù có chủ ý hay không) sẽ hữu ích cho bất kỳ ai muốn thay đổi thời gian làm việc và sinh hoạt.

Hãy chú ý đến cảm xúc của bạn

Hay-chu-y-den-cam-xuc-cua-ban

Khi bạn đã nâng cao nhận thức về tình huống hiện tại của mình, hãy kiểm tra xem tình huống đó khiến bạn cảm thấy như thế nào. Hãy tự hỏi bản thân, tôi có cảm thấy tràn đầy năng lượng, thỏa mãn, hài lòng không? Hay tôi cảm thấy tức giận, bực bội, buồn bã? Ví dụ, một người được hỏi đã mô tả nhận thức của anh ấy rằng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hiện tại của anh ấy (hoặc thiếu nó) đang tạo ra một số cảm xúc khá tiêu cực:

“Tôi đã cảm thấy bực bội và cay đắng khi nhận ra rằng những yếu tố kém  quan trọng trong cuộc sống đang tước đi quá nhiều thời gian và phút giây quý báu của mình… nó thậm chí còn được cảm nhận sâu sắc hơn khi tôi nhìn thấy ai đó qua đời, điều đó khiến tôi nhận thức rằng chúng ta thực sự không có quá nhiều thời gian.” (Tobias, Giám đốc Kiểm toán)

Sự thấu hiểu các lựa chọn và các thứ tự ưu tiên trong cuộc sống của bạn là quan trọng, nhưng quan trọng không kém là phản xạ cảm xúc – nghĩa là khả năng nhận ra tình huống đang khiến bạn cảm thấy như thế nào. Nhận thức về trạng thái cảm xúc của bạn là điều cần thiết để xác định bạn sẽ thay đổi những gì trong công việc và trong cuộc sống.

Sắp xếp lại các thứ tự ưu tiên

Sap-xep-lai-thu-tu-uu-tien

Tăng nhận thức về công việc và cảm xúc là công cụ để điều chỉnh lại các thứ tự ưu tiên của bạn. Hãy tự hỏi bản thân: Tôi sẵn sàng hy sinh điều gì, và trong bao lâu? Ví dụ, nếu tôi ưu tiên công việc hơn gia đình, tại sao nên ưu tiên cuộc sống của tôi theo cách này? Nó có thực sự cần thiết? Nó có thực sự không thể tránh khỏi? Tôi đã có những hối tiếc gì, và tôi sẽ hối tiếc điều gì nếu tôi tiếp tục đi theo con đường hiện tại của mình?

Các ưu tiên của chúng ta thường thay đổi nhanh hơn thói quen phân bổ thời gian hàng ngày của chúng ta. Những người được phỏng vấn mô tả sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tích cực hơn xảy ra khi họ sử dụng thời gian của mình theo cách phù hợp với các ưu tiên thực sự của mình. Một người tham gia khảo sát đã mô tả cách anh ấy vẫn thấy mình chuyên nghiệp trong công việc, và đồng thời vẫn làm tốt trong những vai trò khác chẳng hạn vai trò làm cha mẹ:

“ Khi hiểu được điều gì quan trọng trong cuộc sống – và điều gì  không thực sự quan trọng-  bạn biết đấy, hiểu được tầm quan trọng tương đối của công việc. Tôi vẫn nhận được rất nhiều sự hài lòng và nhiều thứ từ công việc, công việc đã từng là tất cả đối với tôi, và bây giờ nó chỉ còn chưa bằng một nửa đối với tôi ”. (Dan, Giám đốc Kiểm toán)

Xem xét các lựa chọn thay thế của bạn

Xem-xet-nhung-lua-chon-thay-the-cua-ban

Trước khi đi đến các giải pháp, trước tiên hãy suy nghĩ về các khía cạnh của công việc và cuộc sống của bạn có thể thay đổi khác đi như thế nào để phù hợp hơn với các ưu tiên của bạn. Có những yếu tố nào trong công việc của bạn muốn thay đổi ? Bạn muốn dành bao nhiêu thời gian cho gia đình, hoặc cho các sở thích? Một trong số những người được phỏng vấn cho biết, việc cải thiện tình huống mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống luôn cần có thời gian và thử nghiệm:

“Để có thể thay đổi tình trạng mất cân bằng tôi đã mất một khoảng thời gian dài, từ lúc con trai tôi mới chào đời đến nay thằng bé đã được hai tuổi thì những nỗ lực thay đổi giờ làm việc của tôi mới có sự thay đổi tích cực,  nó mất nhiều thời gian hơn tôi tưởng, dù vậy cuộc sống của tôi đã cải thiện hơn rất nhiều.” (Michael, Giám đốc Kiểm toán)

Thực hiện các thay đổi

Thuc-hien-cac-thay-doi

Cuối cùng, sau khi nhận ra các ưu tiên của mình và xem xét cẩn thận các lựa chọn có thể giúp bạn cải thiện, đó là lúc để bạn hành động. Đó có thể là một sự  thay đổi rõ ràng- sự thay đổi chính thức trong công việc, chẳng hạn như đảm nhận một vai trò mới để ít tốn thời gian hơn,  thực hiện mô hình tuần làm việc rút ngắn- hoặc những thay đổi cá nhân trong đó bạn thay đổi cách làm việc của chính mình.

Trong nghiên cứu của Havard, họ nhận thấy rằng cả những thay đổi chính thức hay cá nhân đều có thể là những chiến lược hiệu quả, miễn là chúng được thực hiện một cách bền vững. Đối với những thay đổi cá nhân, điều đó có hiểu là tự đặt cho mình những quy ước (chẳng hạn như chọn không làm việc vào buổi tối, cuối tuần hoặc trong ngày lễ – và tuân thủ quyết định đó) hoặc từ chối các yêu cầu có thể liên quan đến vai trò của bạn (chẳng hạn như các dự án mới hoặc yêu cầu công tác, khi bạn cảm thấy áp lực phải đảm nhận chúng). Đối với những thay đổi công khai, thay vì chỉ nói với người giám sát của bạn rằng bạn muốn có nhiều thời gian nghỉ hơn hoặc giờ làm việc linh hoạt hơn, thì nên tham khảo từ các cố vấn, đối tác và đồng nghiệp chính – hoặc thậm chí tốt hơn, hãy tìm công việc có thời gian làm việc phù hợp hoặc một kế hoạch làm việc linh hoạt – những yếu tố này sẽ đảm bảo cho sự thay đổi lâu dài .

 

Điều quan trọng, năm bước được nêu ở trên không phải chỉ áp dụng một lần mà là một chu kỳ đánh giá lại và cải tiến liên tục. Đặc biệt nếu bạn đang chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa buộc phải làm nhiều giờ, thật dễ dàng để trượt trở lại “làm việc như bình thường” (cho dù đó là một quyết định có ý thức hay vô thức). Trong các cuộc phỏng vấn của mình, các chuyên gia nhận thấy rằng để mọi người thực hiện những thay đổi thực sự trong cuộc sống của họ, họ phải liên tục nhớ tạm dừng, kết nối với cảm xúc của họ, suy nghĩ lại về các ưu tiên của họ, đánh giá các lựa chọn thay thế và thực hiện các thay đổi – trong suốt cuộc sống cá nhân và công sở của họ.

Back Button Trở về trang Tin tức

Từ khóa

Tin tức liên quan

Kết nối Facebook terra

Tìm hiểu thêm về terra

HOT LINE

HOTLINE
028 7102 0608
9:00 – 18:00, thứ 2 – thứ 6

FACEBOOK

Fanpage
Cung cấp các thông tin mới
nhất về terra và quản trị
nhân sự

YouTube

Kênh YouTube
Cung cấp các video hướng dẫn
sử dụng và thông tin quản trị
nhân sự

Thông tin liên hệ

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh

  • +84 28 7102 0608Ext: 101, 102
  • info@vina-payroll.com
  • Tầng 11, tòa nhà TNR Tower, 180 – 192
    Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn
    Thái Bình, quận 1

Văn phòng Hà Nội

  • +84 28 7102 0608Ext: 201
  • info@vina-payroll.com
  • P. 1206, Tầng 12, tòa nhà Indochina Plaza
    Hà Nội, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng,
    quận Cầu Giấy