Tin tức

Lương khoán là gì? Những thông tin về lương khoán bạn cần biết

2023-06-29

url-copy

Ngày nay, thay vì trả lương cố định theo tháng, doanh nghiệp thường chọn trả lương khoán để nâng cao năng suất công việc. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất về hình thức trả lương này.

Lương khoán là gì?

luong-khoan-la-mot-trong-nhung-hinh-thuc-tra-luong-pho-bien-nhat-hien-nay

Lương khoán là một trong những hình thức trả lương phổ biến nhất hiện nay.

Lương khoán được hiểu là một hình thức mà người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 – điều 96 Bộ luật Lao động năm 2019. Quy định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Dựa theo thỏa thuận với doanh nghiệp mà người lao động sẽ được trả lương dựa theo sản phẩm, theo thời gian hoặc theo khoán.

Xem thêm: 6 chính sách lao động – tiền lương có hiệu lực từ tháng 1/2023

Theo đó, có thể hiểu đơn giản, lương khoán là một hình thức trả lương được doanh nghiệp sử dụng căn cứ vào khối lượng, chất lượng và thời gian phải hoàn thành công việc của người lao động. Bản chất của lương khoán chính là người lao động sẽ nhận được tiền lương dựa trên mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao. Nếu hoàn thành hết trong thời gian thỏa thuận thì người lao động sẽ được nhận mức lương tối đa, đầy đủ theo những điều khoản đã cam kết trước đó. Đây là một hình thức trả lương công bằng, thể hiện đúng năng suất lao động của người lao động.

Hướng dẫn cách tính lương khoán

Theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, dựa vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương khoán. Trong đó, tiền lương thực tế mà người lao động nhận được sẽ căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc đó.

luong-khoan-duoc-tinh-dua-tren-muc-do-hoan-thanh-cong-viec-cua-nguoi-lao-dong

Lương khoán được tính dựa trên mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Để có thể dễ dàng tính tiền lương thực nhận khi chọn hình thức lương khoán, bạn đọc có thể tham khảo công thức sau đây:

Tiền lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Ví dụ: Chị A được thuê đóng gói hộp khẩu trang với yêu cầu mỗi tháng phải thực hiện đóng 10 000 hộp khẩu trang thì được nhận 6 triệu đồng. Tuy nhiên, trong tháng đầu nhận việc, chị A chỉ hoàn thành 5000 hộp khẩu trang, đạt 50% sản phẩm được giao nên chị A sẽ nhận được số tiền như sau:

6 triệu đồng x 50% = 3 triệu đồng

Xem thêm: Tính lương và trả lương: Những hình thức bạn cần phải biết 

Hợp đồng giao khoán là gì?

Khi doanh nghiệp và người lao động lựa chọn hình thức trả lương khoán, hợp đồng giao khoán sẽ được coi như một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Có 2 loại hợp đồng giao khoán:

– Hợp đồng giao khoán việc toàn bộ: Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí. Bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng giao khoán việc từng phần: Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

hop-dong-giao-khoan-duoc-coi-nhu-mot-giao-dich-dan-su-giua-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong

Hợp đồng giao khoán được coi như một giao dịch dân sự giữa doanh nghiệp và người lao động.

Hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn rằng hợp đồng giao khoán là hợp đồng lao động. Tuy nhiên trên thực tế, có sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng này, cụ thể:

Đối với hợp đồng lao động thì người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương. Còn hợp đồng khoán việc là người nhận giao khoán phải bỏ một phần hoặc toàn bộ vật chất, sức lao động để hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định và nhận phần tiền công của mình. 

Bên cạnh đó, hợp đồng lao động thường áp dụng với công việc mang tính chất ổn định, lâu dài, sau khi hợp đồng hết thời hạn, việc gia hạn hợp đồng sẽ được thực hiện trong sự thỏa thuận của 2 bên. Trong khi đó, hợp đồng giao khoán chỉ mang tính thời vụ, không ổn định, không lâu dài. 

Ưu điểm và nhược điểm của lương khoán

Tương tự như các hình thức trả lương khác, lương khoán cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, được thể hiện rõ ở các mặt sau:

Ưu điểm của lương khoán

Một trong số những ưu điểm nổi bật của hình thức trả lương khoán chính là người lao động và doanh nghiệp có thể dễ dàng thỏa thuận về khối lượng công việc trước khi ký hợp đồng. Khi thuê khoán và có hợp đồng với các điều khoản chặt chẽ, doanh nghiệp có thể trao quyền cho người lao động, không cần kiểm soát hằng ngày mà chỉ cần quan tâm và tập trung vào thành phẩm cuối cùng. Về phía người lao động, lương khoán cũng tạo được động lực và trách nhiệm phải hoàn thành dự án trong khoảng thời gian đã cam kết.

Nhược điểm của lương khoán

Doanh nghiệp thông thường sẽ phải tạm ứng trước cho người lao động một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận trước khi triển khai dự án, thường sẽ là 30 – 50%. Bên cạnh đó, hình thức trả lương khoán chỉ phù hợp với các công việc có tính chuyên môn cao và cần được thực hiện một cách toàn diện, thống nhất. Vì việc xác định đơn giá khoán phức tạp, khó chính xác và cần phải tiến hành xây dựng chặt chẽ phù hợp với điều kiện làm việc của người lao động. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thanh toán đơn giá để tối ưu hóa chi phí đồng thời vẫn đảm bảo quyền lợi cho người nhận khoán.

doanh-nghiep-can-can-nhac-nhieu-yeu-to-khi-chon-tra-luong-khoan-de-toi-uu-hoa-chi-phi

Doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều yếu tố khi chọn trả lương khoán để tối ưu hóa chi phí.

Khi đã hiểu rõ những ưu nhược điểm của lương khoán, doanh nghiệp và người lao động sẽ có thể cân nhắc để đưa ra thỏa thuận phù hợp với nhu cầu của cả hai bên. Dựa vào những thỏa thuận đó, bên sử dụng lao động và người lao động sẽ cùng kí kết hợp đồng giao khoán với những điều khoản chi tiết nhất, đồng thời tránh được những rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý khi thực hiện trả lương khoán.

Back Button Trở về trang Tin tức

Từ khóa

Tin tức liên quan

Kết nối Facebook terra

Tìm hiểu thêm về terra

HOT LINE

HOTLINE
028 7102 0608
9:00 – 18:00, thứ 2 – thứ 6

FACEBOOK

Fanpage
Cung cấp các thông tin mới
nhất về terra và quản trị
nhân sự

YouTube

Kênh YouTube
Cung cấp các video hướng dẫn
sử dụng và thông tin quản trị
nhân sự

Thông tin liên hệ

Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh

  • +84 28 7102 0608Ext: 101, 102
  • info@vina-payroll.com
  • Tầng 11, tòa nhà TNR Tower, 180 – 192
    Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn
    Thái Bình, quận 1

Văn phòng Hà Nội

  • +84 28 7102 0608Ext: 201
  • info@vina-payroll.com
  • P. 1206, Tầng 12, tòa nhà Indochina Plaza
    Hà Nội, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng,
    quận Cầu Giấy